Đài Loan trước âm mưu bị Trung Quốc dội tên lửa

Link Video: https://youtu.be/g-hjK2zmST0

Ngày 22/9, RFA Tiếng Việt có bài bình luận “Việt Nam trước nguy cơ Trung Quốc đe dọa lấy lại Đài Loan” của tác giả Chu Khải Nguyên.

Tác giả dẫn phát biểu tại phiên khai mạc Đại hội XX Đảng Cộng sản Trung Quốc, Tập Cận Bình đã nói: “Giải quyết vấn đề Đài Loan là vấn đề của người Trung Quốc, một vấn đề phải được giải quyết bởi người Trung Quốc“. Ông Tập nhấn mạnh, Trung Quốc “không bao giờ cam kết từ bỏ việc sử dụng vũ lực” trong vấn đề Đài Loan.

Tác giả cho biết, có một số dự đoán về một cuộc tấn công của Trung Quốc nhằm chiếm lại Đài Loan, có thể diễn ra vào năm 2027, hoặc 2049…

Tuy nhiên, cho tới nay, hầu hết các nhà nghiên cứu tin rằng, một cuộc tấn công như vậy sẽ không xảy ra trong ít nhất hai năm nữa. Một mặt, Bắc Kinh đã thấy cái giá phải trả của Nga khi xâm lược Ukraine và bị phương Tây trừng phạt. Mặt khác, bản thân Bắc Kinh cũng đang có nhiều vấn đề nội bộ, khi nền kinh tế đang có dấu hiệu khủng hoảng, cũng như các cuộc thanh trừng nội bộ đang diễn ra khốc liệt, mà Ngoại trưởng và Bộ trưởng Quốc phòng biến mất một cách bí ẩn là ví dụ rõ nhất.

Nhưng, theo tác giả, Đài Loan đang gặp một vấn đề rất nan giải, liên quan đến Nghị quyết 2758 của Liên Hiệp Quốc.

Ngày 25/10/1971, Liên Hiệp Quốc đã ra một Nghị quyết, quy định về việc Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thay thế Cộng hoà Trung Hoa, trở thành Thành viên Thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc.

Bắc Kinh đã thực hiện một chiến dịch rầm rộ, nhằm diễn giải lại Nghị quyết 2758 này, dựa trên Nguyên tắc “Một Trung Quốc”, và truyền bá sai rằng, thông qua Nghị quyết này, các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc đã đi đến quyết định rằng, Đài Loan là một phần của Trung Quốc.

Tác giả cho hay, Bắc Kinh đã nỗ lực nhằm làm giảm vị thế của Đài Loan tại Liên Hiệp Quốc vào những năm 1990 – 2000, cùng thời điểm với quá trình dân chủ hóa của hòn đảo này.

Điều này xảy ra bởi vì Trung Quốc đang nổi lên như một cường quốc toàn cầu, có ảnh hưởng toàn diện và mạnh mẽ trong hệ thống Liên Hiệp Quốc.

Về phần mình, Đài Loan cũng đang tích cực tìm cách cải thiện vị thế trên trường quốc tế.

Tác giả bình luận, những thay đổi lớn trong chính trị quốc tế thời gian vừa qua, đã cho thấy điều đáng lo ngại về sự vắng mặt của Đài Loan trong cộng đồng quốc tế, cả về việc nước này bị loại trừ một cách có hệ thống ra khỏi hầu hết các tổ chức quốc tế và quan hệ ngoại giao với các nước lớn.

Tác giả nhận xét, Việt Nam – quốc gia Đông Nam Á – nhưng bị nhiều người phương Tây coi là “sân sau” của Trung Quốc, vì cái bóng quá lớn của Bắc Kinh ở đây.

Nhưng, Đài Loan có vai trò quan trọng đối với sự phát triển và cả chiến lược phát triển của Việt Nam.

Hình: Bài bình luận trên RFA

Khi Việt Nam bắt đầu mở cửa nền kinh tế những năm 1990, Đài Loan là một trong các quốc gia đầu tư nhiều nhất vào Việt Nam thuở đó. Một dấu ấn quan trọng chính là khu Phú Mỹ Hưng sầm uất bậc nhất tại TPHCM hiện nay, mà vai trò chính là đến từ một công ty của Đảng Dân tiến – Đảng cầm quyền ở Đài Loan hiện nay.

Tác giả phân tích, về mặt an ninh, nếu Trung Quốc tấn công Đài Loan, điều này sẽ là nguy hiểm cho các quốc gia ASEAN liên quan trực tiếp tới tranh chấp Biển Đông. Nếu Trung Quốc chiếm được Đài Loan thì khả năng sẽ chiếm luôn đảo Ba Bình, hòn đảo lớn nhất ở Trường Sa, và từ đó sẽ tấn công thêm một loạt các thực thể gần đó, nên cũng sẽ là mối đe dọa không nhỏ đối với Việt Nam.

Chưa kể, một cuộc xung đột ở Eo biển Đài Loan sẽ khiến nhiều nền kinh tế ở châu Á, gồm cả Việt Nam, sẽ chịu tác động nghiêm trọng.

Về mặt chiến lược phát triển, Đài Loan hiện nay đóng một vai trò quan trọng trong hệ sinh thái chất bán dẫn và chip trên toàn cầu. Những sản phẩm chip tiên tiến nhất chỉ được sản xuất ở Đài Loan.

Việt Nam gần đây thể hiện ý định trở thành một địa chỉ quan trọng trong sản xuất chất bán dẫn và chip trên thế giới, dưới sự giúp đỡ của Mỹ. Sau chuyến thăm lịch sử của Tổng thống Biden mới đây, nhiều tập đoàn chất bán dẫn và chip của Mỹ đã đến Việt Nam tìm cơ hội đầu tư và sản xuất.

Nếu Việt Nam thực sự muốn trở thành một mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu về chip và chất bán dẫn, thì kinh nghiệm và năng lực sản xuất của Đài Loan là một bên hợp tác rất quan trọng đối với Việt Nam.

Tác giả kết luận, chính vì vậy, Việt Nam cần phải ủng hộ Đài Loan trên trường quốc tế. Không chỉ Việt Nam mà cộng đồng thế giới cũng cần lên tiếng và ủng hộ Đài Loan. Đó không chỉ là trách nhiệm mà còn là lương tâm của chúng ta.

Hoàng Anh

>>> Vì sao Tổng Bí thư Trọng không sang thăm Mỹ mà để Tổng thống Mỹ đến thăm Việt Nam?

>>> Tư pháp Việt Nam quá u ám, chỉ có xóa bài làm lại

>>> Lê Văn Mạnh bị thi hành án, bất chấp lời kêu gọi của EU và phản ứng của dư luận

>>> Vua Đàm sớm “xìu”ngay khúc dạo đầu, Thủy Tiên “tránh mặt”, Phương Hằng dính án 3 năm!

Việt Nam tiếp tục sách nhiễu người dùng Facebook

Kasse animation 7.8.2023