Việt Nam cần cảnh giác với chiến thuật “tằm ăn dâu” của Trung Quốc

Link Youtube: https://youtu.be/XcwfqmOkhdg

Ngày 3/9, trên trang cá nhân của nhà nghiên cứu Trương Nhân Tuấn có bài bình luận về bộ bản đồ mới của Trung Quốc.

Theo đó, Trung Quốc vừa phát hành bộ bản đồ mới, vào cuối tháng 8/2023, có vẻ để thay thế bộ bản đồ cũ xuất bản vào tháng 7/2006. Động thái này của Trung Quốc gây sự phản đối mạnh mẽ ở nhiều quốc gia như Ấn độ, Việt Nam, Philippines, Mã lai, Indonesia…

Nhân dịp này, tác giả có viết bài phân tích ý nghĩa cũng như mục đích của Trung Quốc.

Tác giả nhắc lại ý kiến của ông về việc Trung Quốc công bố tập bản đồ Trung Quốc Chính Khu 2006:

“Việc công bố này nhằm xác định với các nước trên thế giới các đặc tính về địa lý nhân văn hay địa lý kinh tế cũng như lãnh thổ, lãnh hải của Trung Quốc. Đặc biệt bản đồ “Trung Quốc Chính Khu” có bao gồm hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đồng thời vùng biển chung quanh được vẽ bằng chín gạch đứt khúc hình chữ U. 

 

Từ lúc đó, hầu hết (nếu không nói là tất cả) các tấm bản đồ thế giới do Trung Quốc xuất bản, hay do các nước Tây phương xuất bản, đều có ghi chú Hoàng Sa và Trường Sa thuộc Trung Quốc. Cũng từ thời điểm đó, tất cả các công bố khoa học, các bài viết, các giáo án… của các trí giả người Hoa có liên quan đến hình thể địa lý của nước Trung Hoa, bắt buộc phải sử dụng các tấm bản đồ chính thức của nhà nước Trung Quốc đã công bố từ thời điểm đó.

Việc này dĩ nhiên đem lại hậu quả là các công bố khoa học (về địa lý nhân văn hay địa lý kinh tế có liên quan Trung Quốc) trên các tạp chí quốc tế, nếu có đính kèm bản đồ, nó sẽ là một trong các bản đồ đã ghi trên.”

Tác giả cho rằng, ý kiến của ông không điểm nào sai, ngoài việc không dự đoán được hệ quả của “tam công chiến pháp“, trong đó có “dư luận chiến“. Đây là chiến pháp (đấu tranh) nhằm tạo dư luận (quốc tế) thuận lợi cho yêu sách về lãnh thổ của Trung Quốc. Họ đã thành công cho “chèn” bản đồ Trung Quốc Chính khu (trong đó có yêu sách đường chữ U ở Biển Đông) vào phim ảnh, nói chung các sinh hoạt văn hóa nghệ thuật, không chỉ của Trung Quốc, mà còn trong các phim ảnh của Mỹ, Hàn v.v… Phim Barbie của Warner Bros bị Việt Nam cấm chiếu gần đây cũng vì lý do “có bản đồ giống như bản đồ chín đoạn”.

Về ý nghĩa pháp lý của việc công bố bản đồ, các quốc gia như Mã lai cho rằng, đó là một “Tuyên bố đơn phương“.

Tuy nhiên, tác giả cho biết, một “Tuyên bố đơn phương” sẽ có hiệu lực pháp lý, nếu không gặp sự chống đối từ các quốc gia khác (có liên quan đến vấn đề đó). Thí dụ, một quốc gia (như Trung Quốc) muốn thiết lập “vùng nhận dạng phòng không – ADIZ”. Quốc gia này phải công bố trước quốc tế văn bản cùng bản đồ ghi rõ tọa độ đính kèm. Quốc gia nào không đồng thuận thì lên tiếng bác bỏ. Sự im lặng của quốc gia trong trường hợp này có nghĩa là “đồng thuận ám thị“.

 

Bản đồ mới công bố của Trung Quốc

 

Về hiệu lực các bản đồ, theo tác giả, tập quán quốc tế không nhìn nhận hiệu lực về “ranh giới hay chủ quyền lãnh thổ” thể hiện trong các bản đồ, ngoại trừ các bản đồ đính kèm với các văn bản (kết ước quốc tế).

Có lẽ vì vậy mà các quốc gia như Mỹ, Anh, Pháp v.v.. không quan tâm nhiều đến việc Trung Quốc công bố bản đồ.

Tuy nhiên, các quốc gia nào thấy có quan hệ, như lãnh thổ hay hải phận quốc gia bị Trung Quốc yêu sách, như Ấn độ, Việt Nam, Mã lai, Philippines, Indonesia…. cần phải lên tiếng, thậm chí phải có hành vi mạnh mẽ, để bác bỏ các yêu sách của Trung Quốc.

Tác giả so sánh bản đồ mà Trung Quốc vừa công bố 2023, với bản đồ 2006 (Trung Quốc Chính khu), thì vùng Biển Đông không thay đổi. Vẫn là đường chữ U 10 đoạn. Tuy nhiên, trên quan điểm pháp lý, người ta không phân biệt đường 9 đoạn, 10 đoạn hay 11 đoạn. Người ta muốn biết, “đường 9, 10, hay 11 đoạn đứt khúc” của Trung Quốc có ý nghĩa là gì ?

Vẫn theo tác giả, Trung Quốc chưa bao giờ chính thức công bố về ý nghĩa của “đường đứt đoạn” trên bản đồ. Các học giả Trung Quốc, như ZOU Keyuan và LIU Xinchang, cho rằng, đó là “ranh giới trên biển“, tương tự kiểu “Vạn lý trường thành” của Trung Quốc.

Tác giả phân tích, theo quy ước quốc tế, đường biên giới luôn được do hai bên hoạch định và đường này luôn là “đường vạch liền“, đậm nét, ghi rõ trên bản đồ. Mặt khác không có đường biên giới nào do một bên “áp đặt” hết cả.

Thứ hai, Trung Quốc không có căn cứ (pháp lý) nào để khẳng định chủ quyền lãnh thổ và hải phận, thể hiện qua tấm bản đồ chữ U.

Tức là, đường 9, 10 hay 11 đoạn không có ý nghĩa gì cả.

Về “tam công chiến pháp” của Trung Quốc (bao gồm dư luận chiến, tâm lý chiến và pháp lý chiến), tác giả đánh giá, điều quan trọng nhất mà Việt Nam cần chú ý, đó là chiến thuật “tằm ăn dâu“. Trung Quốc luôn sử dụng một phương cách để lấn đất, lấn biển của Việt Nam: Biến một vùng không có tranh chấp thành có tranh chấp. Sau đó, từ vùng có tranh chấp trở thành lãnh thổ (hay hải phận hoặc lãnh hải, nội thủy) của Trung Quốc.

 

Ý Nhi – thoibao.de

 

 

>>>Về Quảng Ninh gặp ngay “xương voi”, Đinh Văn Nơi nuốt mãi không trôi!

>>>Nhiều người Việt ủng hộ nâng cấp mối quan hệ Việt – Mỹ

>>>Anh Trần Huỳnh Duy Thức và các tù nhân lương tâm bị đe dọa tính mạng tại trại giam số 6

>>>Lộ bí mật các dữ liệu thông tin của công dân: Lỗ hổng ở đâu, Cục An ninh mạng cần trả lời?

Nguyễn Chí Vịnh mắc bệnh “lạ” sức khỏe suy sụp do bàn tay Trung Quốc: Sự thật hay tin đồn?

Kasse animation 7.8.2023