Link Video: https://youtu.be/nGxbaJZLriw
Ngày 5/8, blog Gió Bấc có bài bình luận về việc thi hành án tử hình đối với tử tù oan Nguyễn Văn Chưởng.
Theo đó, sau 15 năm kêu oan cho con, cha mẹ Nguyễn Văn Chưởng, từ một thầy lang khá giả, phải bán nhà cửa, tài sản, trở thành người vô gia cư, ăn ngủ vật vạ gầm cầu, lề đường. Ngày 4/8 gia đình tử tù này được Tòa án thông báo lựa chọn hình thức nhận thi hài con. Thủ tục thi hành án đã khởi động.
Tác giả cho biết, bản án đối với Nguyễn Văn Chưởng, không chỉ bị án, gia đình, luật sư kêu oan, mà chính Viện Kiểm sát Tối cao, Ủy ban Tư pháp của Quốc Hội cũng thấy oan, nhưng nó vẫn được thi hành.
Vào đêm 4/8, dư luận mạng xã hội bùng vỡ sự căm phẫn, với thông tin sét đánh từ nhà báo Nguyễn Đức: “Tử tù” Nguyễn Văn Chưởng sắp bị thi hành án”.
Nhà báo Nguyễn Đức cho biết: “Tôi kiến nghị Chủ tịch nước cần xem xét hoãn thi hành án tử Nguyễn Văn Chưởng và Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cần xem xét lại vụ án này. Mong các đại biểu Quốc hội quan tâm vụ án Nguyễn Văn Chưởng có kiến nghị khẩn cấp tạm hoãn thi hành án tử Nguyễn Văn Chưởng”.
Cũng đêm 10/8, Nguyễn Đức đã đăng thêm một status mới, với nội dung nóng hổi, làm lòng người phấn chấn, hy vọng: “Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng vừa nhắn tin trả lời tôi về thông tin tôi nhắn Chủ tịch nước chuyện tử tù Nguyễn Văn Chưởng sắp bị thi hành án: “Tôi đã nhận được tin nhắn của Anh!” Thật cảm kích, dù bận trăm công ngàn việc, Chủ tịch nước vẫn dành chút thời gian xem tin nhắn về số phận ngàn cân treo sợi tóc của Nguyễn Văn Chưởng”.
Không chỉ vậy, Nguyễn Đức còn cho biết: “Trong ngày hôm nay tôi đã nhắn tin cho các đại biểu Quốc hội thực hiện chức trách của đại biểu về trường hợp tử tù Nguyễn Văn Chưởng”.
Blog Gió Bấc nhận xét, trong nhà nước tập quyền Cộng sản, mọi cán bộ viên chức đều bị ràng buộc trong quy định là, không được viết, bày tỏ những ý kiến phản biện trên mạng xã hội, thì việc làm của Nguyễn Đức quả là dũng cảm. Càng dũng cảm hơn nữa, vì Nguyễn Đức từng lên bờ xuống ruộng, từng cận kề với cái thòng lọng 331 qua những bài viết, những clip thông tin, kiến nghị về vụ án Hồ Duy Hải.
Việc một nhà báo địa phương nhắn tin kiến nghị với Chủ tịch nước và các đại biểu Quốc hội cũng là điều chưa từng có tiền lệ ở xứ sở “có quá nhiều quyền dân chủ để người ta lợi dụng”, mà thành tội phạm.
Tác giả cũng ghi nhận thái độ cầu thị, hạ cố quan tâm của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng, khi đã nhắn tin trả lời. Dù nội dung tin nhắn của ông rất trung tính, đến vô cảm, nhưng cũng là tín hiệu đáng mừng, gieo hy vọng cho nhiều người.
Ít nhất, tin nhắn ấy cũng thể hiện trách nhiệm của ông Chủ tịch nước, Trưởng ban Chỉ đạo Cải cách Tư pháp, về một sự kiện quan trọng có ảnh hưởng đến nền tư pháp và cả uy tín danh dự, nhân phẩm của ông.
Tác giả cho biết thêm, cả vụ Nguyễn Văn Chưởng và vụ Hồ Duy Hải đều được Viện Kiểm sát Tối cao kháng nghị Giám đốc thẩm, nhưng cũng đều bị “hội đồng dao thớt” y án. Sau Giám đốc thẩm, Ủy ban Tư pháp Quốc hội đã họp, với đa số ý kiến thành viên đồng tình kiến nghị xem xét lại bản án Giám đốc thẩm. Nhưng đến nay vụ án vẫn chìm trong im lặng.
Tác giả đau xót đặt giả thiết, biết đâu, sau Nguyễn Văn Chưởng, lại đến lượt gia đình Hồ Duy Hải nhận thông báo!
Và tác giả đặt câu hỏi: Tại sao “pháp luật” chịu thua “thế lực”?
Rồi trả lời bằng một câu hỏi khác: Nếu thừa nhận hai bản án của Nguyễn Văn Chưởng và Hồ Duy Hải sai, hóa ra những tuyên bố của chánh án Nguyễn Hòa Bình trước nay là láo khoét hay sao?
Tác giả kết luận, đây là thách thức với những nhà lãnh đạo tối cao, với ông Thưởng cũng như các vị đại biểu Quốc Hội. Hoặc ngăn chặn tội ác để tay không vấy máu, hoặc im lặng thỏa hiệp giết người vô tội. Để tội ác nhân danh công lý diễn ra công khai trước dư luận, không chỉ cá nhân ông Thưởng mà cả thể chế này đang vấy máu dân oan.
Hoàng Anh
>>> Hồ Duy Hải và Nguyễn Văn Chưởng là nạn nhân của loại tư pháp què quặt mang thương hiệu XHCN
>>> Thưa bà Doan! Lương giáo viên bị Đảng bòn rút để dồn cho Công an hết rồi!
>>> Phan Văn Mãi dùng Sài Gòn để ngã giá chính trị?
>>> Vụ AIC tại Quảng Ninh có tiến triển mới, vòng vây đang siết vào chân Thủ tướng!
Những điều kỳ lạ trong vụ bắt giữ ông Nguyễn Cao Trí