Miệng nói bắt 200 người nhưng tay thì thả „4 tội phạm“, ông Lê Hồng Nam có đáng tin?

Ngày 3/6, tại kỳ họp báo của Chính phủ thường kỳ, ông Tô Ân Xô, Trung tướng, người phát ngôn Bộ Công an cho biết, hiện nay Công an thành phố HCM đã bắt giữ khoảng 200 đối tượng, trong vụ 4 tiếp viên hàng không xách ma túy về nước. Đấy là thông tin của Bộ Công an, còn thực tế những tên tuổi cụ thể nào bị bắt, thì báo chí vẫn chưa cho biết.

Miệng thì thông báo bắt 200 người

Thực tế, người dân thấy, ông Lê Hồng Nam, Thiếu tướng, Giám đốc Công an TP HCM đã thả 4 nữ tiếp viên hàng không xách vali có chứa ma túy qua cửa khẩu sân bay Tân Sơn Nhất. Đây là quyết định sai trắng trợn quy trình tố tụng hình sự. Vụ việc này đã bị cộng đồng mạng, trong đó có nhiều luật sư có uy tín, đã chỉ ra cái sai của Công an TP. HCM. Tuy nhiên, ở Việt Nam thì công an được mệnh danh là “luật là tao, tao là luật” kia mà?

Từ khi Đảng Cộng Sản nắm quyền cai trị đất nước này thì luật pháp chưa bao giờ được thượng tôn. Được xếp cao nhất vẫn là Nghị Quyết Đảng, một thứ luật lệ của riêng Đảng Cộng Sản. Những gì Đảng ban ra như nghị quyết đảng, điều lệ đảng đều được xếp đứng trên Hiến Pháp, điều này đã được ông Nguyễn PHú Trọng xác định kh lấy ý kiến dân sửa đổi hiến Pháp 2013. Ông Trọng nói “Hiến Pháp là văn kiện quan trọng thứ hai sau Điều lệ Đảng”. Câu nói này chính là sự xác quyết rằng, luật pháp chỉ là công cụ cho đảng mà thôi.

Nếu là ở nước dân chủ mà công an dám vi phạm pháp luật, thì sẽ bị phản đối ngay.

Vụ thả 4 cô tiếp viên hàng không của Vietnam Airlines, mặc dù đã có đủ tang chứng vật chứng, bị bắt tại trận, vậy mà vẫn thả rất nhanh chóng, thì điều đó cho thấy, người đứng đầu Công an thành phố HCM không thượng tôn pháp luật, mà thi hành theo một mệnh lệnh ngầm nào đấy.

Bộ máy nhà nước thực hiện quy trình tố tụng hình sự gồm, cảnh sát điều tra, Viện Kiểm sát thực hiện vai trò công tố và tòa án thực hiện chức năng xét xử, đều có thứ tự ưu tiên. Ưu tiên số một của các cơ quan này là thực hiện theo lệnh, ưu tiên thứ nhì mới căn cứ vào văn bản luật. Vậy nên mới có câu nói là, “công lý ở Việt Nam chỉ là diễn viên hài”.

Tay thì thả nghi phạm

Ở các nước dân chủ, bộ máy tư pháp là độc lập với 2 nhánh quyền lực còn lại. Họ chỉ là theo luật. Tuy nhiên, bộ máy tư pháp của Việt Nam không phải giống vậy. Ngành tư pháp Việt Nam đa số chỉ thực hiện theo mệnh lệnh, rồi sau đó, họ tìm cách che đậy cách làm sai trái của họ trước công luận. Có lẽ, Công an TP. HCM tung ra tin bắt đến 200 người là để khỏa lấp hành động thả người bất hợp lý mà ông Giám đốc Công an đã quyết định trước đó chăng? Rất có thể là như vậy, bởi vì để chứng minh rằng, Công an TP. HCM biết thượng tôn pháp luật, thì cần phải công khai toàn bộ hồ sơ vụ 4 cô tiếp viên bị bắt tạm giam, 4 nhân viên Vietnam  Airlines đã vận chuyển ma túy.

Án bỏ túi là đặc sản chỉ có ở các nền tư pháp độc tài, có chứ chẳng nước văn minh nào có. Hầu hết những bản án ở xứ dân chủ là án tại tòa. Nghĩa là, dựa vào các chứng cứ, trải qua tranh luận giữa công tố và luật sư, rồi tòa mới tuyên án. Còn ở Việt Nam thì án tại hồ sơ, hoặc án tại miệng lãnh đạo. Ở Việt Nam, sau khi điều tra, người ta đưa ra kết tội theo hồ sơ, còn việc tranh luận trước tòa chỉ là thứ yếu. Ngoài ra, còn có thứ án tại miệng lãnh đạo, loại án này được gọi là án bỏ túi. Lãnh đạo trên cao có khi chẳng biết gì về luật, chẳng biết gì về quy trình tố tụng, nhưng miệng họ phán ra thì tòa phải kết án y như vậy, bất chấp bị cáo có bằng chứng thế nào đi chăng nữa.

Cách hành xử của Công an TP HCM làm xuất hiện một vấn đề, đó là sự tùy tiện của cơ quan tố tụng. Nếu có án từ miệng của lãnh đạo, thì cũng có xóa án từ miệng lãnh đạo. Chỉ cần lệnh miệng của quan chức cấp cao nào đó, thì lập tức con cháu họ được thả.

Thu Phương – Thoibao.de (Tổng hợp)

Link tham khảo:

https://cand.com.vn/su-kien-binh-luan-thoi-su/bat-giu-khoang-200-doi-tuong-trong-vu-4-tiep-vien-hang-khong-cut-2-tay-van-co-bang-lai-xe-i695716/

 

Kasse animation 7.8.2023