Cựu Chủ tịch nước Trương Tấn Sang hết thời, nhà Đặng Thị Hoàng Yến tháo chạy

Cựu Chủ tịch nước Trương Tấn Sang không ưa gì ông Cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Tuy nhiên, khi còn là người chơi trên vũ đài chính trị Việt Nam, ông Trương Tấn Sang vẫn không đủ lực để đối đầu một trong những thế lực chính trị mạnh nhất Việt Nam. Ông Trương Tấn Sang chọn cách liên minh với ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng để đối đầu với Ba Dũng.

Ông Trương Tấn Sang được cho là người khôn khéo, ông biết cách luồn lối này, lách lối kia, bắt tay người này, chống lại người kia để nâng cao sức mạnh. Chính ông Trương Tấn Sang là người bị Bộ Chính trị kỷ luật, vì để cho băng nhóm tội phạm Trương Văn Cam hoạt động trong thời gian dài. Đây là vụ án rất lớn, có thể nói là vụ án lớn nhất từ trước tới nay. Ông Sang bị đưa ra Hà Nội và cho ngồi vào ghế Trưởng ban Kinh tế Trung ương. Đây là vị trí ngồi cho có, xem như hết nhiệm kỳ 5 năm, ông Sang sẽ về vườn.

Cựu Chủ tịch nước Trương Tấn Sang

Không hiểu sao, sau 7 năm “ngồi chơi xơi nước” ở ghế Trưởng ban Kinh tế Trung ương, ông Sang bất ngờ ngồi vào ghế Thường trực Ban Bí thư. Thời gian này được xem là lúc ông Trương Tấn Sang chuyển bại thành thắng ngoạn mục. Khi là Thường trực Ban Bí thư, ông Trương Tấn Sang có tham vọng tranh chức Tổng Bí thư nhưng thất bại trước Nguyễn Phú Trọng, và ông nhận giải “an ủi” là chức Chủ tịch nước.

Trong các đời Chủ tịch nước, trừ ông Lê Đức Anh có quyền lực ngầm, thì ông Trương Tấn Sang cũng đã tạo cho mình một sức mạnh đáng kể, dù ông ngồi vào ghế hữu danh vô thực. Từ năm 2011, thế lực của ông Nguyễn Phú Trọng yếu, mà ông Trương Tấn Sang cũng chẳng thể mạnh hơn ông Nguyễn Tấn Dũng. Hai ông này kết liên minh, hai ông dự tính là vận động Trung ương Đảng và Bộ Chính trị để truất phế ông Nguyễn Tấn Dũng vào kỳ Hội nghị Trung ương giữa tháng 10/2012. Tuy nhiên, cả hai đều thất bại, khiến ông Nguyễn Phú Trọng đọc diễn văn bế mạc Hội nghị mà tức nghẹn đến khóc. Trong diễn văn, ông Trọng chỉ gọi ông Nguyễn Tấn Dũng bằng từ “một đồng chí”, mà không dám gọi thẳng tên.

Vài ngày sau khi về TP. HCM họp cử tri, ông Trương Tấn Sang cũng thông báo về việc Trung ương Đảng không kỷ luật “một đồng chí”. Ông Sang cũng không dám nhắc tên mà chỉ gọi là “Đồng chí X”. Từ đấy, Ba Dũng có thêm danh xưng 3X là như vậy. Đấy là câu chuyện đấu đá cung đình hơn mười năm về trước.

Tuy thất bại trước Ba Dũng, nhưng nhờ thiết lập liên minh với ông Trọng, nên ông Trương Tấn Sang cũng đã đưa được đàn em của ông là Trương Hòa Bình vào Bộ Chính trị và có được chức Phó Thủ tướng Thường trực. Năm 2016, ông Sang chính thức về vườn, sau đó không lâu, ông Trương Hòa Minh cũng về vườn theo. Từ đó, quyền lực chính trị của ông Trương Tấn Sang không còn nữa.

Khi còn có quyền lực trong tay, từ thời làm lãnh đạo TP. HCM, ông Trương Tấn Sang cũng như bao lãnh đạo khác, cũng nuôi sân sau. Sân sau của ông được cho là Tập đoàn Tân Tạo của chị em bà Đặng Thị Hoàng Yến, ông Đặng Thành Tâm và ông Đặng Quang Hạnh. Vì là sân sau của Trương Tấn Sang, nên chị em bà Yến bị Ba Dũng chặn đầu, “dần cho ra bã”, bằng cách chặn dự án Nhiệt điện Kiến Lương 1 của bà Yến. Vụ này làm bà Yến sau khi sang đến Mỹ rồi vẫn còn ấm ức, đâm đơn kiện ông Nguyễn Tấn Dũng 2 tỷ đô la, nhưng vụ kiện không đi đến đâu.

Em trai bà Đặng Thị Hoàng Yến cũng tháo chạy khỏi Tân Tạo

Ngày 3/4, báo chí trong nước cho biết, em trai bà Đặng Thị Hoàng Yến đã rời vị trí Tổng Giám đốc Công ty Tân Tạo. Xem như sau bà Yến, ông Hạnh cũng rút chân khỏi Tân Tạo, vì thế lực đỡ đầu của Tân Tạo ngày nào giờ cũng hết lực mà đỡ. Thế lực ông Sang đã tàn, nhưng tre già mà chẳng có măng mọc, còn ông Nguyễn Tấn Dũng giờ đây đã có lứa măng mọc khá cao. Nguyễn Thanh Nghị đang là Bộ trưởng, rất có triển vọng làm Phó Thủ tướng. Xem ra cơ hội cho gia đình họ Đặng đã hết, rút đi là vừa.

Thu Phương – Thoibao.de (Tổng hợp)

Link tham khảo:

https://zingnews.vn/em-trai-ba-dang-thi-hoang-yen-roi-vi-tri-tong-giam-doc-tan-tao-post1418037.html

 

Kasse animation 7.8.2023