Thủ tướng Chính nắm quân đông, Tổng Trọng nắm tinh binh. Chiến nhau sẽ ra sao?

Hiện nay Chính phủ đang có 18 bộ, 4 cơ quan ngang bộ, 8 đơn vị trực thuộc Chính phủ, 2 Đại học quốc gia và 9 Ủy ban. Tổng cộng 41 cơ quan. Có thể nói, Chính phủ là cơ quan khổng lồ nhất trong bộ máy chính quyền. Như vậy, dưới tay Phạm Minh Chính đang có 41 thủ lĩnh đầu ngành.

Ban Bí thư của ông Nguyễn Phú Trọng ít ban bệ hơn rất nhiều. Trong Ban Bí thư có: Ban Tuyên giáo, Ban Dân vận, Ban Tổ chức, Ban Kinh tế, Ban Nội chính, Ủy ban Kiểm tra Trung ương. Những người đầu ngành trong Ban Bí thư cũng ít hơn hẳn so với Chính phủ. Tuy nhiên, về thế và lực, ông Nguyễn PHú Trọng lại mạnh hơn ông Thủ tướng Phạm Minh Chính.

Ông Nguyễn Phú Trọng, nắm Ban Bí thư

Người ta nói, quân cần tinh chứ không cần đông. Nếu so về quân số và các ban bệ dưới quyền, thì Ban Bí thư không thể sánh bằng Chính phủ. Tuy nhiên, các chức vụ trong Ban Bí thư được phân cho các ủy viên Bộ Chính trị đầy quyền lực.

Trong khi đó, Chính phủ chỉ có Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và Bộ trưởng Bộ Công an là ủy viên Bộ Chính trị. Thực tế, Bộ Quốc Phòng chỉ thuộc về Chính phủ theo danh nghĩa, ông Nguyễn Phú Trọng với chức vụ là Bí thư Quân ủy Trung ương, nên ông Trọng là người có quyền lực cao nhất trong Bộ Quốc phòng.

Chức Bí thư Quân ủy Trung ương mang lại cho ông Nguyễn Phú Trọng lợi thế trong Bộ Quốc phòng. Chủ tịch nước được phân công làm Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng An ninh kiêm Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang Việt Nam, Thủ tướng được phân công làm Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Quốc phòng.

Phạm Minh Chính, nắm Chính phủ với số ban bệ rất lớn nhưng lại yếu hơn ông Trọng

Như vậy là Chủ tịch nước vẫn có vai trò trong trong Bộ Quốc phòng và cả Thủ tướng cũng thế. Cho nên, Tổng Bí thư không thể là người có thể khuynh đảo hoàn toàn Bộ Quốc phòng mà chỉ gây ảnh hưởng. Trước đây, với vai trò Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng An ninh kiêm Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang Việt Nam, khi làm Chủ tịch nước, ông Lê Đức Anh là người ảnh hưởng đến Bộ Quốc phòng, còn mạnh hơn cả Tổng Bí thư.

Không biết với vai trò Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng An ninh kiêm Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang Việt Nam, ông Võ Văn Thưởng thể hiện được gì. Theo một số người thạo tin, ảnh hưởng của ông Nguyễn Phú Trọng và Phạm Minh Chính lên Bộ Quốc phòng là ngang ngửa nhau.

Còn Bộ Công an thì sao? Hiện nay ông Nguyễn Phú Trọng nắm rất chắc Bộ này thông qua ông Tô Lâm. Vì nắm Bộ này nên ông Nguyễn Phú Trọng ở thế lấn át hơn Phạm Minh Chính. Ở nhiệm kỳ 2011 – 2016, ông Trần Đại Quang không chịu làm “tay sai” cho Nguyễn Phú Trọng, nên ông Trọng rất vất vả khi đấu với ông Nguyễn Tấn Dũng. Hiện nay thì Bộ Công an đang 100% trong tay ông Nguyễn Phú Trọng.

Ngoài ra, số ủy viên Bộ Chính trị trong Ban Bí thư cũng nhiều hơn trong Chính phủ. Trừ Bộ Công an và Bộ Quốc phòng, không có bộ nào khác được bố trí một ủy viên Bộ Chính trị quản lý. Trước đây, trong các Phó Thủ tướng có một người là ủy viên Bộ Chính trị nhưng hiện giờ thì chẳng có ai.

Theo cơ cấu tổ chức các tầng nấc quyền lực trong Đảng Cộng sản thì cao nhất là Tứ Trụ, tiếp theo là 5 Lãnh đạo chủ chốt (tức Tứ Trụ cộng thêm Thường Trực Ban Bí thư), sau đó là Bộ Chính trị. Trong Tứ Trụ, ông Nguyễn Phú Trọng chiếm 75%, trong 5 lãnh đạo chủ chốt, phe ông Nguyễn Phú Trọng chiếm 80%, và trong Bộ Chính trị, ông Nguyễn Phú Trọng ảnh hưởng hơn 50%. Cho nên, quyết định quan trọng nào ông Nguyễn Phú Trọng cũng dễ dàng triển khai và thực hiện được.

Như vậy, tuy ông Nguyễn Phú Trọng nắm Ban Bí thư ít ban bệ hơn Chính phủ nhưng ông Trọng lại mạnh hơn ông Phạm Minh Chính. Nguyên nhân là ông Trọng nắm trong tay “tinh binh”, còn ông Thủ tướng nắm trong tay quân đông. Quân đông mà không tinh thì cũng chẳng làm gì được.

Thu phương – Thoibao.de (Tổng hợp)

 

Kasse animation 7.8.2023