Những cảm nhận chua xót về quê nhà của một Việt kiều xa xứ

Link Video: https://youtu.be/t8bd2ivgQXA

Ngày 6/2, ông Nguyễn Xuân Thọ, một Việt kiều tại Cologne, Cộng hòa Liên bang Đức đã có một status trên trang cá nhân của mình, với tựa đề “Cảm nhận quê nhà – Cái cần câu cơm”. Đây là bài viết thứ 4 trong loạt bài “Cảm nhận quê nhà” của tác giả. Bài viết nêu lên hiện tượng kiếm ăn của nhiều giai tầng xã hội, dựa vào sự trái ngược giữa ý thức hệ Xã hội Chủ nghĩa trên danh nghĩa và hiện thực phũ phàng của cuộc sống dân nghèo.

Đầu tiên, tác giả đề cập đến việc sinh hoạt Đảng trong các công ty tư nhân.

Tác giả cho rằng, một doanh nghiệp có công đoàn là cần thiết, vì đó là quyền lợi của người lao động (còn công đoàn đó có độc lập hay không là vấn đề khác). Nhưng đưa lý tưởng Cộng sản hoặc đường lối của Đảng Cộng sản vào sinh hoạt của công ty thì chắc chắn không ông chủ nào thích làm.

Tác giả dẫn lời của những người làm chủ mà tác giả quen biết, không có vị nào đồng ý với đường lối kinh tế hiện nay, từ việc coi kinh tế nhà nước là chủ đạo, đến việc sở hữu đất đai, từ các quy định về thanh toán qua kho bạc, các quy định đấu thầu đến các thủ tục thông quan… Một người quen của tác giả có công ty vận tải quốc tế (logistic) nói:

Năm mới em chỉ mong các ổng ngồi yên, đừng làm bất cứ gì nữa. Em quen kiểu rối rắm này rồi nên cũng biết gỡ dần. Sợ nhất là lại “sáng kiến”.

Từ đó, tác giả nêu kết luận đầu tiên: “việc nhà tư bản sinh hoạt Đảng Cộng sản chỉ là hình thức để kiếm “cần câu cơm” chứ không dính gì đến lý tưởng”. Mà đa số người Việt không cần lý tưởng nên việc sư sãi chạy show ma chay để ăn tiền, việc thầy cô bớt dạy trong giờ để về dạy thêm, hay người Marxist kêu gọi tư bản vào đầu tư và nhà tư bản ca ngợi sự lãnh đạo của công – nông đều là chuyện bình thường.

Tác giả bình luận tiếp:

Kinh tế tư nhân ở Việt nam đã phát triển đến mức không cần danh hiệu đảng viên vẫn có thể chén rất nhiều vốn nhà nước, miễn là có quan hệ tốt. Nhưng nhiều vị vẫn chặc lưỡi: “Chơi thế cho chắc cờ, có mất gì đâu!” Đúng là không mất gì, chỉ mất lương tâm.”

Thực ra thì yêu lý tưởng cộng sản không phải là bất lương, cũng như khi yêu các thế giới quan khác. Nhưng khi anh tích lũy tư bản bằng sức lao động của người khác mà lại thề trước cờ búa liềm là sẽ hy sinh cho một xã hội không còn tư hữu, trong đó mọi người đều bình đẳng thì là giả dối.”

Đã giả dối được với lương tâm thì mọi giả dối khác đều không có gì đáng ngại nữa.”

Tác giả dẫn số liệu thống kê cho thấy, 500 gia đình siêu giàu ở Việt Nam chiếm đến 60% tổng GDP hàng năm. Có nghĩa là 2.500 người thuộc các gia đình này chỉ là 0,00004% dân số Việt Nam, nhưng chiếm đến 60% GDP 2022.

Hình: Bài viết trên trang cá nhân của ông Nguyễn Xuân Thọ

Tác giả phân chia xã hội Việt Nam thành 3 nhóm:

Nhóm A. Có thu nhập trung bình đầu người khoảng 100 triệu USD/năm, chiếm 245 tỷ USD GDP năm 2022.

Nhóm B. Có quan hệ với bộ máy nhà nước và Đảng (công chức, sỹ quan…), thị dân, trung lưu (bác sỹ, giáo viên, luật sư…), chủ doanh nghiệp nhỏ, hành nghề tự lập…

Nhóm C. Dân nghèo: nông dân, công nhân, buôn bán lẻ, chạy xe, osin….

Tác giả đưa ra con số tính toán chủ quan cho 2 nhóm B và C như sau:

Nhóm B khoảng 5 triệu hộ, 20 triệu người. Mỗi người thu nhập 5.000 USD, hay 120 triệu VND/năm, tức là chiếm 100 tỷ USD GDP năm 2022.

64 tỷ USD GDP năm 2022 còn lại được chia cho khoảng 80 triệu người nhóm C. Tức là 800USD hay 19 triệu VND/đầu người/năm.

Dù tính toán trên không chính xác, nhưng nó có thể nói lên phần nào chênh lệch giàu nghèo ở Việt Nam, tác giả nêu quan điểm.

Và tác giả nêu kết luận thứ hai: “có một nước Việt Nam, trong đó tư bản chủ nghĩa hoang dã như phương Tây 250 năm trước đang ngự trị. Đó là đất nước của các đại gia nhóm A, đang bóc lột dân nghèo nhóm C”.

Nhưng, theo tác giả, còn có một nước Việt Nam khác cho hàng chục triệu người thuộc nhóm B. Ở đó, “Đảng” mang những giá trị khác nhau.

Tác giả có 2 người bạn là bác sỹ giỏi, họ đều nói rằng, họ chỉ có thể được làm chủ nhiệm khoa, nếu chịu vào Đảng. Là bác sỹ giỏi, họ không cần làm chủ nhiệm khoa vẫn sống khỏe.

Nhưng rồi những kẻ dốt nát biết lợi dụng chữ “Đảng” sẽ nhảy lên ngồi trên đầu họ. Lúc đó sẽ khó sống, sẽ phải bỏ ra ngoài. “Chảy máu chất xám trong ngành y” là một đề tài mà báo chí nói rất nhiều.”

Tác giả cho rằng, nạn “chảy máu chất xám” không đáng sợ bằng nạn “lãnh đạo không giỏi”.

Giỏi nhờ nhờ’ nên người ta đã phủ rừng trọc bằng cây keo, đã quy hoạch các đô thị theo hướng “tạo úng”, kiên quyết không chống ngập! Còn tắc đường thì “hơi bị lâu” mới ra lối thoát v.v…

Càng hội nhập sâu vào thế giới, càng có nhiều vị lãnh đạo kỹ trị ở Việt Nam tìm đến người tài. Nhưng họ đang loay hoay trong cái bẫy do chính họ giăng ra”, tác giả mỉa mai.

Tác giả đưa ra kết luận thứ ba: “Chừng nào “Kỹ trị” chưa rũ bỏ được “Toàn trị” thì Đảng vẫn là dinh lũy của những kẻ bất tài, cơ hội. Trong khi người tài, có cá tính, thích suy nghĩ độc lập chỉ tập trung thời gian cho học thuật, thì kẻ cơ hội tìm cách chui vào “Đảng” để được “lãnh đạo tuyệt đối”, để moi quyền lực, vật chất. Khi đã đạt quyền lực thì chúng sẽ tìm cách loại người tài để khỏi bị phản đối”.

Cuối cùng, tác giả kết bài:

Tôi hình dung ra một con gà mắc tóc, nhưng không dám vứt bỏ đám tóc đó đi. Đám chấy rận sống trong mớ tóc đó sẽ không để yên. Chúng đông nhung nhúc và đang là một bộ phận quan trọng trong nước Việt Nam thứ hai này.”

Ý Nhi – Thoibao.de (Tổng hợp)

>>> Nhìn hổ “thịt mồi”, Thủ Chính có chuẩn bị thế võ phòng thân?

>>> Cậu út nhà Ba Dũng đến vùng sát khí Yên Bái, vùng đệm của những thế lực nào?

>>> Vạn Thịnh Phát, Tô Lâm tưởng “nạc” nhưng hóa ra là “khúc xương khó gặm”

Ông Trọng muốn gì qua hội nghị hôm 6/2 ( Người Buôn Gió)


Kasse animation 7.8.2023