Trung ương 4 có tạo đà để thay đổi thể chế?

Link Video: https://youtu.be/qHsfUoqm4Dg

Cuộc “phá vây” của “Bộ Ba” Hành pháp – Lập pháp – Tư pháp chỉ thực sự thành công, nếu sau kỳ họp Trung ương 4 này (TƯ-4), pháp quyền sẽ dần dần thay thế “đảng quyền”.

Phải tôn trọng quy luật thị trường, không được đặt Điều lệ Đảng lên trên Hiến pháp. Phải trả lại người dân các quyền Hiến định.

Hãy bắt đầu cú hích tạo đà cho quá trình chuyển đổi ngay trong giai đoạn quá độ, vừa sống chung với dịch, vừa bắt tay phục hồi sản xuất.

Dịch ơi tao cảm ơn mày/ Mày như nhát cuốc phơi bày chúng ra”. Hai câu cảm thán này cùng bài “Bi hài phú” dài hơn 1240 từ, sẽ trở thành văn hoá dân gian.

Nó phản ánh sự yếu kém mọi mặt, từ trình độ quản lý đến nhân cách của đội ngũ công bộc thuộc các cấp từ trung ương đến địa phương của chính quyền CSVN.

Một loạt các phân tích như bài “Những phát lộ đáng sợ”, “Thủ tướng chuyển bại thành… thắng”, “Đổi tên để làm gì?”, “Không bỏ lại ai phía sau?”… với hàng loạt phóng sự dường như “gióng chuông” cùng vào một thời điểm, như để ghi dấu ấn ngày 4/10 – ngày khai mạc Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương ĐCSVN (Khoá 13).

Như một thảm hoạ nhân đạo

Hàng trăm ngàn người thất nghiệp trong những ngày này vẫn tiếp tục tháo chạy khỏi Sài Gòn, Bình Dương, Đồng Nai,… khiến nhà cầm quyền đang bế tắc.

Truyền thông trên mạng xã hội, kể cả trên guồng máy tuyên truyền của chế độ cho thấy, công nhân sống nhờ vào các khu công nghiệp, hoặc là những người lao động tự do ở Sài Gòn và Bình Dương, vẫn tiếp tục bỏ chạy.

Cuộc bỏ phiếu bằng chân cho thấy người dân đã kiệt quệ cả tinh thần lẫn vật chất, khi lệnh phong tỏa xả ra, họ như được tháo cũi sổ lồng, túa ra đường tìm về quê.

Ảnh: các lãnh đạo đảng và nhà nước trong kỳ họp Quốc hội sáng 5-4-2021

Tiền ăn không có, tiền nhà không có, nên chỉ có con đường duy nhất là quay lại cố hương.

Thói đạo đức giả của chính quyền này là sau 4, 5 ngày hàng triệu người tự vượt hàng ngàn cây số đã về đến quê, tuy chưa được về nhà (vì còn bị cách ly), thì chính quyền mới công bố có phương tiện đưa họ về.

Trong khi những người có tiền (nhất là có đô la) thì Đảng đã “thương xót” cho máy bay sang tận nơi rước về.

Đại dịch này giết chết gần 20 ngàn người (con số thật chắc cao hơn nhiều), tàn phá các cơ sở kinh tế – xã hội, nặng nề hơn cả thời chiến tranh.

Tuy nhiên, đại dịch cũng có “công” làm phát lộ, phơi bày nhiều thứ xấu xa bị che lấp của chính quyền. Nhưng qua phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại TƯ-4 hoàn toàn không thể biết, ĐCSVN nhìn nhận và đánh giá như thế nào về tình hình phòng chống Covid-19 vừa qua.

Một mặt, Đảng cố tình che dấu thực trạng bi đát của người dân, doanh nghiệp và cả xã hội, nhưng mặt khác, TBT Trọng vẫn kêu gọi phải nhìn thẳng vào sự thật mà đánh giá tình hình.

Vấn đề là sự thật nào?. Ít nhất, có 3 sự thật về đại dịch, không biết có được đúc kết trong các báo cáo “Tuyệt Mật” gửi các đồng chí trung ương dự họp?

Thứ nhất, chủ trương bao quát về chống đại dịch bộc lộ sai lầm căn bản, vì làm trái với các nguyên lý của thị trường tự do; quy luật dịch tễ hoàn toàn không giống các quy luật xã hội – kinh tế khác.

Liệu TƯ-4 có dám công khai trước quốc dân, nhận sai lầm của cái chủ trương “chống dịch như chống giặc”?

Ảnh: rào chắn chốt chặn nhốt dân khắp nơi ở TpHCM, Bình Dương suốt 4 tháng qua

Cho quân đội và tăng thiết giáp xuống đường, xem mỗi tỉnh là một vương quốc, mỗi huyện là một pháo đài, mỗi thôn xã là một lô cốt.

Coi chống dịch là một cuộc chiến, “không thắng không về”. “Quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách”. Xã hội dân sự góp ý nhiều lần từ hơn nửa năm nay.

Thứ hai, chủ trương sai dẫn đến hỗn loạn hệ thống. Khu vực tư nhân hầu như bị loại bỏ khỏi công cuộc chống dịch.

Xã không nghe huyện, huyện không nghe tỉnh, tỉnh không nghe trung ương. Đội ngũ thực thi “mệnh lệnh” vừa bất tuân vừa quân phiệt. Từ công an đến quân đội, từ dân phòng đến dân phố hành xử như trong thời chiến, một cách cách vô cảm, phi nhân tính.

Chống dịch mà ngân khố trống rỗng, không có quỹ dự phòng nào thay thế. Chưa thấy có một sáng kiến nào làm kế “sâu rễ bền gốc”, quy tụ được sức dân sau đại dịch.

Tại sao cả thế giới bị Covid, vô số nước còn nặng nề hơn ta mà tình cảnh họ đâu đến nỗi vậy? Thái Lan ca nhiễm gần gấp đôi (chỉ chết bằng một nửa).

Singapore ca nhiễm mỗi ngày nếu theo tỉ lệ dân số gấp mấy lần Việt Nam (tỉ lệ chết tới giờ là 1%). Chưa thấy nước nào hoảng loạn trong dân và trong cả chính quyền như ở Việt Nam.

Doanh nghiệp FDI siêu quốc gia Nike đã chuyển một số đơn hàng sang Indonesia, nơi mà tình hình dịch còn căng gấp mấy Việt Nam. Căng nhưng họ vẫn sang, vì ở đấy có pháp luật và trật tự.

Tiền đề nào cho thay đổi thể chế?

Ảnh: Trung tướng Nguyễn Văn Sơn, Tư lệnh Cảnh sát biển cùng hàng chục tướng lĩnh khác đã bị kỷ luật vì suy thoái đạo đức, nhận hối lộ, tiếp tay cho buôn lậu…

Cuộc chiến “giáp la cà” giữa “Tứ Trụ” đang che dấu một cuộc chiến khốc liệt khác.

Đó là cuộc “phá vây” của “Bộ Tam” Chính – Huệ – Phúc đòi thay đổi thể chế để mỗi nhánh quyền lực phát huy tối đa năng lực. Nếu TƯ-4 có những cuộc thảo luận nghiêm túc và dân chủ trong kỳ họp, thì tiền đề đầu tiên phải rút ra là: Nguyên nhân của mọi sai lầm là do Việt Nam thiếu một thể chế phù hợp trong quản trị nhà nước và xã hội.

Để có thể xây dựng một thể chế pháp trị, thay cho chế độ “đảng trị”, điều tiên quyết là phải loại bỏ suy nghĩ hồ đồ trong não trạng lãnh đạo.

Tiền đề thứ hai để có thể đi đến thay đổi thể chế là gấp rút giải quyết vấn đề nhân lực cho sản xuất.

Trong diễn văn khai mạc Hội nghị TƯ-4, ông Trọng nhắc nhở “tinh thần nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật” thì phải thừa nhận, việc người dân tháo chạy về quê chính là cuộc bỏ phiếu bằng chân đối với chính sách chống dịch của đảng/chính phủ Việt Nam.

Tiền đề thứ ba rất quan trọng là tìm mọi cách khôi phuc nguồn tài chính cho các doanh nghiệp trong nước. Đúng ngày khai mạc TƯ-4, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho “xuất bản” một bài viết khá công phu, được coi là định hướng chính sách nhằm thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, phục hồi kinh tế sau đại dịch.

Cho phép cơ cấu lại những khoản vay, tiếp tục giãn nợ, giảm, miễn một số loại thuế, phí, lệ phí, miễn và giãn thời gian áp dụng một số quy định gia tăng chi phí cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, giảm lãi suất cho vay, cho vay mới, bổ sung vốn lưu động để giúp doanh nghiệp, hợp tác xã khôi phục hoạt động sản xuất, kinh doanh, kích cầu nội địa…

Tuy nhiên, nếu trước mắt, cả lập pháp lẫn hành pháp không có những đột phá để khai thác tối đa dư địa chính sách tiền tệ và đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, để hỗ trợ cho các công ty, đặc biệt là các công ty vừa và nhỏ, thì “đại kế hoạch” của GS. Vương Đình Huệ cũng chỉ nằm trên giấy.

Ảnh: Lần đầu tiên Chính quyền tp Đà nẵng đã mở cửa hầm đường bộ Hải Vân cho người đi xe máy về quê ở các tỉnh phía Bắc theo đề nghị của các nhà hoạt động xã hội

Tiền đề thứ tư là tăng cường vai trò của Ngoại giao trong giai đoạn “bình thường mới”.

Lần đầu tiên Bộ Ngoại giao đã tổ chức một hội nghị trực tuyến với sự tham gia của tất cả 96 đại sứ, trưởng các cơ quan đại diện của ta ở nước ngoài để trao đổi về các biện pháp đẩy mạnh công tác ngoại giao kinh tế, phục vụ phòng chống dịch và góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế – xã hội trong 6 tháng cuối năm.

Chín mươi sáu đại sứ, trưởng các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài cần cập nhật tình hình, triển khai chính sách Ngoại giao Vaccine, vắt óc suy nghĩ ra mọi kế sách để góp phần giữ các nhà đầu tư nước ngoài (FDI) bắt đầu rút chạy khỏi Việt Nam.

Tiền đề thứ năm, cuộc “phá vây” của “Bộ Ba” Hành pháp – Lập pháp – Tư pháp chỉ thực sự thành công, nếu sau kỳ họp TƯ-4, “đảng quyền” sẽ được dần dần thay thế bằng pháp quyền.

Tôn trọng quy luật thị trường! Không đặt Điều lệ Đảng lên trên Hiến pháp! Trả lại người dân các quyền Hiến định, đặc biệt hai quyền hàng đầu là, công dân đều ngang quyền về mọi phương diện và đều bình đẳng trước pháp luật.

Phải có một cuộc cách mạng tư duy nhằm thay đổi não trạng xưa nay để sống chung với dịch và thích ứng với trạng thái “bình thường mới”.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, khi đương chức Thủ tướng đã từng nói “Đi mãi đường cũ thì không thể phát triển”. Đúng vậy, không thể đi theo đường cũ để bước vào cuộc hành trình mới.

Đã có nhiều tiếng kêu ai oán trên mạng xã hội.

Đừng hành dân tộc này thêm nữa! “Bão ngày mai là gió nổi hôm nay/ Trời chớp giật ắt đến ngày sét đánh!”

Thu Thủy – Thoibao.de (tổng hợp)

>>> Ông Hoàng Dũng phủ nhận việc cắt ghép lời nói của Đại tá Đinh Văn Nơi

>>> Núp lùm đánh không xuể, VTV1 ra mặt tấn công Lê Trung Khoa

>>> “Bát súp chan mưa trên đèo Hải Vân”

Công an chích điện người bị tạm giữ:  “hù doạ” hay “tra tấn”?


Cách cài vượt tường lửa miễn phí:

Điện thoại di động (mobile phone) = https://bit.ly/2QCRpE7

Trình duyệt (browser) = https://bit.ly/3hKTidT


Kasse animation 7.8.2023