Anh: „Bão lớn, gió giật“ sắp ập vào Trung Quốc

https://www.youtube.com/watch?v=PgSubp78ujI

Trong các thập niên gần đây, chính trị Anh chứng kiến các cuộc đấu quyết liệt vì châu Âu. Nhưng nay Trung Quốc đang chiếm chỗ là vấn đề đối ngoại lớn nhất.

Thái độ chống Trung Quốc có vẻ đang gia tăng trong chính trị Anh, một phần vì cách Bắc Kinh ứng phó trong đại dịch virus corona, và cũng vì Trung Quốc mới nhất muốn áp đặt luật an ninh lên Hong Kong.

Có những nhóm mới do nghị sĩ đảng Bảo thủ lập ra, như China Research Group, đòi đường lối mạnh mẽ hơn.

Các mạng lưới của giới nghị sĩ lập nhóm trên Whatsapp để hợp tác về chính sách.

Dean Godson, từ Policy Exchange, cho rằng các nhánh khác nhau trong đảng Bảo thủ lại đang tìm tới nhau để đòi cứng rắn hơn với Trung Quốc.

Ông nói các nhánh này gồm: nghị sĩ thân Mỹ sợ thỏa thuận thương mại Anh – Mỹ bị đe dọa nếu Anh không thù hằn Trung Quốc bằng Tổng thống Trump; các nghị sĩ quan tâm vấn đề nhân quyền của người Hồi giáo Uighur; những người lo Trung Quốc thách thức trật tự thế giới; các nghị sĩ ở miền Bắc nước Anh lo lắng rằng nhà máy vùng này bị Trung Quốc đe dọa.

Một số nghị sĩ muốn Thủ tướng Boris Johnson từ bỏ hoặc giảm bớt kế hoạch cho phép Huawei tham gia mạng 5G.

Một số lại muốn có phản ứng mạnh hơn vì Hong Kong.

Nhiều người kêu gọi Anh phải xét lại căn bản chiến lược về Trung Quốc.

Thủ tướng Boris Johnson của đảng Bảo thủ ủng hộ giao thiệp với Trung Quốc.

Khi còn là thị trưởng London, ông ủng hộ Thủ tướng David Cameron trong việc muốn tạo ra “thời đại vàng son” trong quan hệ Anh – Trung.

Làm ngoại trưởng, ông luôn nói với các vị khách Trung Hoa rằng con gái ông đang học tiếng Hoa.

Trong phỏng vấn được Phoenix Television phát ở Hong Kong hè năm ngoái, ông nói: “Chúng tôi rất thân Trung Quốc.”

Một số nghị sĩ đảng Bảo thủ lo ngại về điều họ xem là giọng điệu chống Tàu mới của đồng nghiệp. Một người nói: “Tôi không chắc họ hiểu gì nhiều về Trung Quốc.”

Nghị sĩ Richard Graham, chủ tịch nhóm All Party Parliamentary China Group, nói: “Điều quan trọng nhất là việc làm. Như thế, có đối tác mạnh với Trung Quốc là rất đúng.”

Một số nghị sĩ tin rằng Anh quốc sẽ không chịu nổi một cuộc chiến chính trị với Bắc Kinh trong khi cần đầu tư Trung Quốc.

Vậy chính phủ Anh có thể làm gì trước các sức ép khác nhau này?

Các bộ trưởng Anh sẽ cố gắng để Anh bớt phụ thuộc chiến lược vào Trung Quốc.

Sẽ có thêm bảo vệ để các công ty Anh không bị Trung Quốc thâu tóm.

Tuần này Thủ tướng nói tại Hạ viện rằng ông “lo ngại về các nước đang mua lấy công nghệ Anh“.

Sức ép hạn chế Huawei đầu tư vào mạng 5G tại Anh có thể khó mà cưỡng lại.

Cũng sẽ có cố gắng thiết lập liên minh chặt hơn với nhiều nước để điều phối áp lực với Trung Quốc.

Lord Hague, cựu ngoại trưởng, cho rằng nghệ thuật hay là làm sao các bộ trưởng tìm ra cách để tăng độc lập chiến lược cho Anh, mà cũng tìm ra căn bản mới để đối thoại với Trung Quốc.

Một quan chức rất cao của Anh nói với tôi: “Chúng ta cần tìm con đường giữa ‘đế quốc xấu xa’ và ‘cúi đầu cam chịu’.”

Tìm ra con đường đó sẽ khó lắm, khi mà Anh đang gặp sức ép từ Washington, Bắc Kinh và Nghị viện tại London.

Cựu thống đốc Anh nói Trung Quốc đã phản bội Hong Kong.

Ảnh: ông Chris Patten, thống đốc cuối cùng của Hồng Kông từ ngày 19 tháng 7 năm 1992 cho đến khi kết thúc chính quyền Anh trên lãnh thổ vào ngày 30 tháng 6 năm 1997

Trung Quốc đã phản bội người dân Hong Kong vì vậy phương Tây nên thôi nhún nhường Bắc Kinh, theo lời Chris Patten, thống đốc cuối cùng của thuộc địa cũ của Anh.

Bắc Kinh sắp sửa áp đặt luật an ninh quốc gia mới lên Hong Kong sau một chiến dịch biểu tình đòi dân chủ kéo dài vào năm ngoái tại thành phố này, vốn được hưởng nhiều quyền tự do không được cho phép ở Trung Quốc đại lục.

Người dân Hong Kong đã bị Trung Quốc phản bội,” ông Patten được báo The Times của Anh dẫn lời nói. Ông nói Anh có nghĩa vụ “đạo đức, kinh tế và pháp lí” đứng lên bênh vực Hong Kong.

Ông Patten, giờ 76 tuổi, từng chứng kiến quốc kì của Anh được hạ xuống ở Hong Kong khi thuộc địa này được trao trả lại cho Trung Quốc vào năm 1997 sau hơn 150 năm cai trị của Anh – áp đặt lên lãnh thổ này sau khi Anh đánh bại Trung Quốc trong cuộc Chiến tranh Nha phiến lần thứ nhất.

Quyền tự chủ của Hong Kong được bảo đảm theo thỏa thuận “nhất quốc lưỡng chế” được minh định trong Tuyên bố Chung Trung-Anh năm 1984 do Thủ tướng Trung Quốc Triệu Tử Dương và Thủ tướng Anh Margaret Thatcher kí kết.

Nhưng việc Trung Quốc định áp đặt luật an ninh có nguy cơ hủy hoại tuyên bố đó, ông Patten nói.

Mỹ đã gọi luật này là “hồi chuông báo tử” đối với quyền tự trị của thành phố và Anh nói họ hết sức lo ngại về luật mà họ nói sẽ làm suy yếu nguyên tắc “nhất quốc lưỡng chế.”

Điều chúng ta đang chứng kiến là một chế độ độc tài mới của Trung Quốc,” ông Patten nói. “Chính phủ Anh nên nói rõ rằng điều chúng ta đang thấy là sự hủy hoại hoàn toàn Tuyên bố Chung.”

Tổng thống Mỹ Donald Trump cảnh báo Washington sẽ phản ứng “rất mạnh” nếu Bắc Kinh xúc tiến luật an ninh này.

Trưởng đặc khu hành chính Hong Kong Carrie Lam cho biết chính phủ của bà sẽ “hợp tác trọn vẹn” với Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc của Trung Quốc để bảo vệ an ninh quốc gia, điều mà bà nói sẽ không ảnh hưởng đến các quyền, quyền tự do hay sự độc lập tư pháp.

Ông Patten nói rằng phương Tây nên ngừng theo đuổi hứa hẹn hão huyền về những lợi lộc từ Trung Quốc và rằng Anh nên suy nghĩ thấu đáo về sự tham gia của công ty sản xuất thiết bị viễn thông Trung Quốc Huawei trong mạng 5G của nước này.

Thủ tướng Boris Johnson đang định sẽ giảm bớt sự tham gia của Huawei trong mạng 5G của Anh trong bối cảnh khủng hoảng virus corona, báo The Daily Telegraph đưa tin.

Theo bản dự thảo luật an ninh quốc gia dành cho Hong Kong, Trung Quốc có thể sẽ thiết lập các cơ quan an ninh tại đặc khu này “khi cần thiết“.

Hôm 22-5 – ngày khai mạc kỳ họp thứ 3 khóa XIII của Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc (NPC, tức Quốc hội) Trung Quốc, một bản dự thảo “Quyết định về thiết lập và cải thiện hệ thống pháp lý cùng các cơ chế thực thi dành cho Hong Kong để đảm bảo an ninh quốc gia” đã được trình lên NPC để thảo luận.

Bản dự thảo gồm 7 điều. Trong đó đáng chú ý tại điều 4, có một nội dung: “Khi cần thiết, các tổ chức an ninh quốc gia liên quan của chính quyền trung ương Trung Quốc sẽ thiết lập các cơ quan tại đặc khu hành chính Hong Kong để hoàn thành các nhiệm vụ liên quan nhằm bảo vệ an ninh quốc gia phù hợp với luật“.

Nội dung này cũng đã được ông Vương Thần, phó ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ NPC khóa XIII, nêu ra trong bài phát biểu tại phiên khai mạc kỳ họp NPC hôm 22-5. Nội dung này được truyền thông Hong Kong và phương Tây đặc biệt chú ý.

Theo trang Financial Times, giới chỉ trích lo sợ luật an ninh với nội dung như trên sẽ cho phép các tổ chức an ninh quốc gia của Trung Quốc, chẳng hạn Bộ An ninh quốc gia (cơ quan phụ trách an ninh quốc gia và hoạt động tình báo chính của Trung Quốc) hoạt động công khai tại Hong Kong.

Trong khi đó, Hãng tin Reuters cho biết các nhà ngoại giao bên ngoài lo sợ việc Bắc Kinh thiết lập các cơ quan như vậy tại Hong Kong có thể sẽ trao cho giới chức an ninh và tình báo của Trung Quốc đại lục các quyền thực thi pháp luật.

Theo báo South China Morning Post, giới phân tích và cả các đại biểu của Hong Kong tại NPC vẫn còn đang thắc mắc làm thế nào mà các cơ quan an ninh quốc gia của chính quyền trung ương và địa phương có thể vận hành chung tại Hong Kong và việc thực thi pháp luật sẽ được tiến hành ra sao, để không gây ra tình trạng bế tắc hoặc một cuộc khủng hoảng do những xung đột giữa luật quốc gia và luật tại Hong Kong.

Tôi quan ngại về các chi tiết làm thế nào để luật được thực thi ở Hong Kong. Ủy ban Thường vụ NPC sẽ phải công bố thêm thông tin và giải quyết những lo ngại của người dân Hong Kong. Hiện tại các đại biểu được cung cấp ít thông tin” – Bernard Chan, một đại biểu Hong Kong tại NPC, nói.

Bản dự thảo trên sẽ được bỏ phiếu vào cuối kỳ họp NPC ở Bắc Kinh, có thể vào ngày 28-5. Theo báo Nikkei, luật an ninh quốc gia trên có thể có hiệu lực sớm nhất là vào tháng 6 nhưng thời gian chính xác vẫn chưa rõ.

Còn trang HKFP dẫn các nguồn tin cho biết luật mới sẽ được đưa vào Phụ lục III của Luật cơ bản Hong Kong và sẽ được chính quyền Hong Kong công bố trước tháng 9.

Gần 200 nhân vật chính trị từ khắp nơi trên thế giới ngày thứ Bảy lên án luật an ninh quốc gia của Bắc Kinh cho Hong Kong, trong đó bao gồm 17 thành viên Quốc hội Hoa Kỳ, vào lúc căng thẳng quốc tế gia tăng về đề xuất thành lập các căn cứ tình báo của chính phủ Trung Quốc ở Hong Kong.

Trong một tuyên bố chung do cựu Thống đốc Hong Kong Christopher Patten và cựu Ngoại trưởng Anh Malcolm Rifkind tổ chức, 186 nhà lãnh đạo trong lĩnh vực luật pháp và chính sách nói các luật được đề xuất là một “cuộc tấn công toàn diện vào quyền tự trị, nền pháp trị và các quyền tự do căn bản của thành phố” và là “sự vi phạm trắng trợn” Tuyên bố Chung Trung-Anh trao trả lại Hong Kong cho Trung Quốc cai trị vào năm 1997.

“Nếu cộng đồng quốc tế không thể tin tưởng Bắc Kinh sẽ giữ lời khi nói về Hong Kong, mọi người sẽ ngần ngại tin lời Bắc Kinh về những vấn đề khác,” họ viết.

Luật này được đưa ra trong bối cảnh quan hệ giữa Washington và Bắc Kinh xấu đi, với việc Tổng thống Mỹ Donald Trump đổ lỗi cho Trung Quốc về đại dịch virus corona.

Các quan chức Mỹ nói rằng luật này của Trung Quốc sẽ bất lợi cho cả nền kinh tế của Hong Kong và Trung Quốc và có thể gây nguy hại cho tư cách đặc biệt của lãnh thổ này trong luật pháp của Mỹ. Dù vậy, Trung Quốc đã bác bỏ chỉ trích của các nước khác là can thiệp vào chuyện nội bộ.

Một số nghị sĩ Cộng hòa đồng đảng của ông Trump – Thượng nghị sĩ Marco Rubio, quyền chủ tịch Ủy ban Tình báo Thượng viện Mỹ, và Thượng nghị sĩ Ted Cruz – kí tên vào tuyên bố. Những người kí bên Đảng Dân chủ bao gồm Dân biểu Eliot Engel, chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ, và Adam Schiff, Chủ tịch Ủy ban Tình báo Đặc tuyển Thường trực của Hạ viện Mỹ.

Bốn mươi bốn thành viên của Hạ nghị viện và tám thành viên của Thượng nghị viện Anh cũng kí tuyên bố này, bên cạnh các nhân vật từ khắp Châu Âu, Châu Á, Úc và Bắc Mỹ.

Lan Anh từ Hà nội – Thoibao.de (Tổng hợp)

https://www.youtube.com/watch?v=dFb_PygtRhA
Các công ty Nhật, Mỹ “được lệnh” rời TQ
Kasse animation 7.8.2023