Kiều hối về Việt Nam bốc hơi – Tiểu thương người Việt ở Mỹ nguy cơ phá sản

https://www.youtube.com/watch?v=q7x2_IOfsIo

Một số doanh nghiệp nhỏ của người Việt ở Mỹ như siêu thị, nhà hàng đang lâm vào tình trạng khó khăn chưa từng thấy vì dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán, phải gồng gánh xoay sở và mong chờ được chính quyền hỗ trợ.

Gói cứu trợ khổng lồ trị giá 2.200 tỷ đô la mà chính phủ Mỹ vừa thông qua có dành ra gần 350 tỷ để hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhỏ có thuê mướn từ 500 lao động trở xuống. Theo hướng dẫn mới nhất vừa được Cục quản lý Doanh nghiệp nhỏ (SBA) đưa ra thì các doanh nghiệp này sẽ được cho vay đến 250% tổng chi phí trả lương cùng chi phí cố định (overhead) của một tháng với mức lãi suất 1%.

Nếu doanh nghiệp vay giữ lại tất cả nhân viên và trả lương cho họ đầy đủ thì số nợ vay này sẽ được miễn hoặc giảm. Chính phủ sẽ trả lại số nợ này cho ngân hàng thay cho doanh nghiệp. Trong buổi họp báo hôm 2/4, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steve Mnuchin cho biết các doanh nghiệp có thể ngay lập tức bắt đầu nộp đơn kể từ 0h ngày 2/4.
Kinh tế gia Nguyễn Xuân Nghĩa cho rằng ưu tiên hàng đầu của Mỹ là phải ứng cứu các doanh nghiệp nhỏ vì họ ‘thuê mướn nhiều nhân viên nhất trong nền kinh tế’. Như thế mới ‘tạo được những ảnh hưởng về kinh tế xã hội cho nước Mỹ’.
Ông Nguyễn Thanh Thụy, chủ hai nhà hàng Việt Nam ở thành phố du lịch Orlando, tiểu bang Florida, với số nhân viên 20 người, cho biết các nhà hàng của ông đã đóng cửa từ ngày 19/3.
Mặc dù chính quyền không bắt buộc các nhà hàng phải đóng cửa miễn là không phục vụ khách hàng tại chỗ, nhưng ông Thụy cho rằng những ngày này ‘không có khách hàng đến mua đem về’ nên ông buộc lòng phải đóng cửa để tiết kiệm chi phí trả lương nhân viên.
Tuy nhiên, ông cho biết ông vẫn trả một khoản tiền lương tương đương 10 ngày lương để hỗ trợ khó khăn cho những người đã gắn bó với ông lâu năm và ông gọi đây là ‘vấn đề tình cảm’.

Ảnh: Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 31.3 cảnh báo rằng người dân Mỹ phải chuẩn bị đón nhận “2 tuần cực kì khắc nghiệt” và có nguy cơ ít nhất 100.000 người phải tử vong  

Còn đối với những người đi làm bán thời gian, chẳng hạn như các sinh viên đi làm thêm, ông nói rằng ông ‘không thể trả tiền hết cho mọi người được’.  

Về tiền thuê nhà, ông Thụy, người sở hữu các nhà hàng Saigon Noodles and Grill và Hương Việt ở Orlando, nói: “Họ vẫn gửi thư kêu trả tiền nhà, nhưng trong trường hợp mình không có tiền trả bây giờ họ cũng thông cảm. Chủ đất là người Việt Nam nên họ cũng rất biết điều. Mình còn trả được thì trả, còn nếu không chờ gói trợ cấp của chính phủ sẽ tính sau.”
Khi được hỏi trông đợi gì về sự cứu trợ của chính quyền, ông nói: “Nếu họ cho mình mượn tiền với lãi suất cỡ chừng 3,25-3,75% thì cũng không có lợi gì hết. Trường hợp họ cho mình vay không có lãi suất thì mình có thể làm này làm kia.”
Nếu mình đủ bản lĩnh xoay sở được, không cần mượn tiền, không cần phải trả tiền lời thì vẫn tốt hơn,” ông nói thêm.
Khi được hỏi về cách xoay sở, ông Thụy nói ông sẽ dùng đến tiền tiết kiệm cá nhân của ông, điều đình với chủ đất để được giảm tiền nhà và ra khai báo không có thu nhập với hãng bảo hiểm.
Nếu tiền nhà giảm từ 5.000 xuống còn 2.000 đô la một tháng thì mình có thể bỏ ra 10.000 đô la đủ để lo cho 5 tháng tiền nhà để không bị chủ đất lấy lại và sau này có thể mở cửa trở lại,” ông giải thích. “Tiền mình bỏ ra thì mình có thể khai với bảo hiểm, họ sẽ chi trả cho mình một phần.”

Đã có 10 triệu người Mỹ nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp vì viêm phổi Vũ Hán. Bộ Lao động Mỹ ngày 2-4 thông báo đã tiếp nhận 6,6 triệu đơn xin trợ cấp mới trong tuần qua vì dịch bệnh. Theo Đài CNBC, thống kê mới nhất đã đưa tổng số dân đăng ký hỗ trợ thất nghiệp của Mỹ lên 10 triệu người chỉ trong vòng 2 tuần.

Trước đó, Dow Jones đã khảo sát ý kiến của các chuyên gia kinh tế và đưa ra dự đoán 3,1 triệu đơn trợ cấp thất nghiệp cho tuần bắt đầu từ ngày 23-3.
Trong tuần bắt đầu từ 16-3, Mỹ đã ghi nhận con số kỷ lục 3,3 triệu đơn trợ cấp thất nghiệp, chỉ bằng một nửa so với số liệu mới nhất.
Theo NBC News, con số thất nghiệp thực tế có thể cao hơn nhiều vì không ít người nộp đơn gặp rắc rối trong quá trình làm giấy tờ, sau khi sở lao động tại các bang trở nên quá tải.
Giới chuyên gia cho rằng việc các hoạt động kinh tế bị dừng lại đột ngột vì một loạt chính sách giãn cách xã hội (social distancing) của Chính phủ Mỹ là nguyên nhân đẩy số người thất nghiệp tăng cao.
Đây cũng được xem là mức thất nghiệp chưa từng có của quốc gia này.
Tôi không thể vẽ ra câu chuyện cổ tích về những lý do không cần bận tâm. Chúng ta có thể ghi nhận những con số lớn trong vài tuần tới” – chuyên gia kinh tế Mỹ của JP Morgan, ông Michael Feroli, cảnh báo. Ông cùng đồng nghiệp của mình từng dự đoán con số trong tuần trước sẽ là 3,5 triệu đơn.

Ông Nguyễn Thanh Thụy cho biết ông đang tìm hiểu về gói cho vay đối với các doanh nghiệp nhỏ mà trên thực tế sau này sẽ được miễn, giảm nợ luôn.

Ảnh: Tỷ phú Bill Gates sẽ xây nhà máy sản xuất 7 vắc-xin trị Cúm Vũ Hán, chấp nhận mất hàng tỷ USD để rút ngắn thời gian cho ra vắc-xin – Trong chương trình The Daily Show, ông nói rằng, Quỹ từ thiện Bill & Melinda Gates có thể huy động dòng tiền nhanh hơn các chính phủ

Nếu vay được số tiền khoảng 30.000 đô la thì mình có thể giữ được nhà hàng mà không phải đóng cửa luôn,” ông nói.
Dựa vào cách đó, trường hợp dịch bệnh kéo dài vài tháng thì ông nói ông ‘vẫn có thể xoay sở được’ mà ‘không hoảng hốt’.
Nếu bắt trả lương đầy đủ thì phải làm bài toán cộng trừ nhân chia. Nếu số tiền họ cho vay không đủ trang trải các chi phí đó thì mình sẽ không mượn. Còn nếu họ cho mình vay vài chục ngàn để mình đủ trả lương nhân viên để họ khỏi đi ăn tiền thất nghiệp thì tôi sẽ mượn.”
Ngoài ra, ông cũng nói rằng nếu được chính phủ giảm thuế nữa ‘thì càng tốt’. “Các doanh nghiệp như chúng tôi may ra tiết kiệm được vài ngàn đồng tiền thuế mỗi năm,” ông nói.
Trả lời câu hỏi có sợ bị mất nhân viên không khi phải cho họ nghỉ việc lâu dài như vậy, ông nói đây là tình trạng chung nên ‘các nhân viên cũng hiểu’.
Bây giờ nếu họ có kiếm chỗ làm khác thì thật sự không có chỗ nào khác cho họ xin việc hết. Hơn nữa mình đã đối xử với nhân viên rất tốt trong mấy năm nay nên chắc họ cũng sẽ không đi qua chỗ khác,” ông giải thích.

Theo lời ông thì tình trạng khủng hoảng như thế này là ‘lần đầu tiên ông trải qua trong 45 năm ở Mỹ’. “Cũng có một lúc trong năm 2008 kinh tế Mỹ đi xuống nhưng không tới mức như vậy.” Ông Thụy nói.

Một chủ doanh nghiệp nhỏ người Việt khác là ông Võ Bình, chủ sở hữu 6 siêu thị châu Á xung quanh thành phố Atlanta, thủ phủ tiểu bang Georgia, nói với VOA là do thuộc dạng dịch vụ thiết yếu nên các chợ của ông vẫn mở cửa trong mùa dịch mặc dù thời gian mở cửa ngắn hơn và ít khách hàng hơn.
Doanh thu xuống nhiều lắm,” ông cho biết.
Tôi áp dụng một số biện pháp cắt bớt chi tiêu nhưng hầu như không có được bao nhiêu vì có một số người mình không muốn họ nghỉ nên vẫn giữ người. Chỉ có điều bây giờ họ làm ít giờ hơn một chút chứ không có làm ngoài giờ nhiều,”ông nói.
Do đó, tiền lương của nhân viên ngoài tiền làm phụ trội ‘vẫn giữ nguyên’, theo lời ông Bình, người đang thuê mướn gần 500 lao động.
Về mong đợi được chính quyền giúp đỡ như thế nào, ông Bình nói ông muốn được hỗ trợ tiền trả lương nhân viên để ông ‘không phải sa thải’, tiền trả tiền nhà vì ‘chi phí rất cao’ và chi phí điện nước.
Bây giờ mà đuổi người có kinh ngiệm sau này mướn lại sẽ khó khăn,” ông giải thích. “Nhưng buôn bán không được mà chi phí lương nhân viên cao thì không cách nào gồng gánh nổi.”

Còn về thuế, ông cho rằng ‘đến cuối năm mới đóng’ nên ‘ngay bây giờ chưa cần lắm’. Về gói cứu trợ của chính phủ, ông mong là đến ‘càng sớm càng tốt’: “Vấn đề là khi nào số tiền đó tới tay mình. Tại vì nhân viên của tôi, tôi không thể nào gồng thêm 6 tháng, 1 năm nữa. Nếu tiền tới bây giờ thì tôi mới có tiền trả lương nhân viên.” Ông Bình nói.

Những việc làm của Chính phủ thường không nhanh. Khi đồng tiền tới tay doanh nghiệp thì nhiều người đã sa thải rồi, cho nên lúc này rất cáp bách,” ông nói thêm và cho biết ông cần tiền ‘trong vòng 1-2 tuần nữa’.
Ông đã ‘làm hết những gì có thể’ như gắn thêm lớp kính mỏng nơi tính tiền để ngăn tiếp xúc, phát khẩu trang cho nhân viên, khử trùng các khu vực chợ nhiều lần trong một ngày.
Những ngày này nếu mua được nước khử trùng phải trả tiền gấp ba, gấp bốn lần,” ông giải thích. “Khẩu trang cũng đang khan hiếm. Chúng tôi phải trả tiền cao mới mua được cho nhân viên hay khách hàng.”
Ngoài ra, ông cho biết là ông đã khuyên các nhân viên lớn tuổi ở nhà và ông sẽ ‘giúp chu cấp một phần’ và giúp họ khai thất nghiệp.
So sánh với đợt khủng hoảng năm 2008, ông cho biết tình hình lần này ‘tồi tệ hơn nhiều’.
Lần này có cái đặc biệt là mọi người không ra đường nên tất cả việc làm ăn buôn bán đều xuống,” ông Bình, người đã định cư ở Mỹ được 45 năm, nói. “Hồi năm 2008 vẫn còn một số người có công ăn việc làm và họ vẫn còn đi lại được và tiếp xúc với nhau được.”
Người dân ai cũng lo cho sức khỏe, sợ nhiễm bệnh nên họ ở trong nhà. Họ còn tâm trạng đâu mà nghĩ đến chi tiêu cho mua sắm, ăn ngon.”

Việt Nam hàng năm nhận được trên 16 tỷ đô la kiều hối từ khắp nơi trên thế giới, với tình trạng dịch bệnh đang hoành hành như hiện nay trên toàn cầu, thì chắc chắn lượng tiền gửi về Việt Nam sẽ chững lại .
Ngân sách cho Đảng cộng sản và bộ máy cồng kềnh của Chính phủ Việt Nam vẫn đầy, chỉ có người dân lao động và doanh nghiệp tư nhân là phải tự lo, dự kiến nhiều triệu việc làm sẽ mất đi và chục nghìn hãng xưởng sẽ phá sản trong thời gian tới.

Nhà hàng lâu năm của người Việt tại Mỹ cũng phải đóng cửa vì đại dịch virus Vũ Hán

Trung Nam từ Đà nẵng – Thoibao.de (Tổng hợp)

Kasse animation 7.8.2023