Gần 500.000 doanh nghiệp Việt Nam phá sản nếu dịch Covid-19 kéo dài đến 6 tháng

Dịch Covid-19 đang thách thức kinh tế toàn cầu, giới chuyên gia quốc tế nhận định khả năng tái diễn khủng hoảng tài chính trên toàn thế giới.

Tại Việt Nam, các báo cáo sơ bộ với chính phủ ngày 12/3 cho hay:
Ngành Hàng không ước tính thiệt hại 25 ngàn tỉ đồng [hơn 1 tỉ USD]
Ngành đường sắt trong 20 ngày đầu tháng 2 đã giảm khoảng 2,8 triệu USD so với cùng kỳ năm ngoái; một phần phải trả tiền hoàn lại cho 40.000 vé tàu bị khách hủy.
Cục Thuế Hà Nội ngày 12/3 cho biết trong 2 tháng đầu năm 2020, Hà Nội có hơn 3.000 hộ kinh doanh giải thể, tạm ngừng hoạt động do ảnh hưởng của dịch COVID-19
Cụ thể, trên 1.089 hộ kinh doanh giải thể, bỏ kinh doanh và 2.351 hộ tạm nghỉ kinh doanh.
Số liệu từ tổng cục thống kê cho thấy chỉ riêng tháng 2 có 5.000 doanh nghiệp Việt tạm ngừng kinh doanh, 5.000 doanh nghiệp giải thể hoặc chờ giải thể.
Đáng chú ý, trong 2 tháng đầu năm 2020 có 16.200 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh, tăng gần 20% so với cùng kỳ năm trước“, Tổng cục Thống kê cho biết. Kỳ thống kê tháng 2 rơi vào bão dịch Covid-19, những ngành dự báo bị ảnh hưởng nhiều nhất là hàng không, du lịch, khách sạn…
Không chỉ các doanh nghiệp nhỏ ngừng hoạt động trong thời gian bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 mà trong ngày 12/3 một số lãnh đạo của các tập đoàn lớn như Sun Group, BRG, Thaco, Vietjet…cũng đưa ra thông tin đang gặp khó khăn trong cuộc gặp gỡ với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.

Thông báo tạm đóng cửa vì dịch Covid-19 một nhà hàng ở Hà nội, hiện nay có vô số thông báo tương tự thế này ở Hà nội, TpHCM và Đà nẵng

Trong đó, Cục hàng không (Bộ Giao thông) ước tính, hàng không VN có thể thiệt hại 25 ngàn tỉ đồng (hơn 1 tỷ đô la Mỹ).
Ông Trương Gia Bình, Chủ tịch tập đoàn FPT cho biết trên Vnexpress rằng 74% doanh nghiệp nói sẽ phá sản nếu dịch bệnh kéo dài 6 tháng, do họ không thể bù đắp các khoản chi cho hoạt động như trả lương, lãi vay ngân hàng, tiền thuê mặt bằng…Bên cạnh đó, khoảng 30% doanh nghiệp mất 20-50% doanh thu, 60% thậm chí doanh thu bị giảm hơn một nửa.
Chia sẻ với khó khăn của các doanh nghiệp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết Việt Nam có 800.000 doanh nghiệp và hàng triệu hộ kinh doanh cá thể. Ông nói, lúc này mỗi doanh nghiệp, tập đoàn phải là “pháo đài” cùng Chính phủ phòng, chống dịch.
Ông Phúc cho hay Chính phủ sẽ có một chương trình hỗ trợ doanh nghiệp toàn diện, tổng thể về thuế, phí, bảo hiểm… với những ngành, lĩnh vực chịu ảnh hưởng nặng nề.
Ở một diễn biến khác liên quan đến dịch COVID-19, trong ngày 12/3, hai khu du lịch lớn tại Lai Châu gồm khu du lịch sinh thái đỉnh đèo Ô Quy Hồ và Cầu kính Rồng Mây thông báo ngừng đón khách. Lãnh đạo thành phố Hội An cũng cho biết thành phố tạm dừng bán vé tham quan phố cổ và phố đi bộ từ ngày 12/3 đến 31/3.

Ngành đường sắt hiện phải vay nợ để tạm ứng lương cho nhân viên và dự kiến phải ngừng chạy tàu trước tình trạng thu lỗ kéo dài

Phó giáo sư – Tiến sĩ Phạm Long trao đổi với BBC News Tiếng Việt qua thư điện tử về tác động của COVID-19 lên nền kinh tế Việt Nam và những gì Việt Nam cần làm để vượt qua khó khăn do tác động đó, cũng như để tái cấu trúc nền kinh tế theo hướng bền vững.
Ông Phạm Long đang làm việc tại Trường Kinh doanh và Khoa học xã hội, Đại học Louisiana, Hoa Kỳ.

Ngoài du lịch, các ngành sản xuất như may mặc, da giầy, điện, điện tử, sản xuất và lắp ráp ô tô… đang chịu áp lực rất lớn vì hầu hết các nguyên nhiên vật liệu, phụ trợ, phụ tùng, hay thiết bị đầu vào cho quá trình sản xuất được nhập từ Trung Quốc, nay do dịch bệnh và các biện pháp phòng chống dịch mà Trung Quốc đang triển khai trong đó có kiểm soát biên giới và các dòng lưu chuyển hàng hóa, đang trở nên thiếu hụt“.
Nhìn chung, các chuyên gia nhận định là các doanh nghiệp hoạt động trong những ngành này cố gắng thì cũng chỉ chống đỡ được cho đến cuối tháng 3 hay nửa đầu tháng 4, sau đó nếu tình hình không tiến triển tốt lên thì sẽ không đủ các yếu tố đầu vào cho quá trình sản xuất, lúc đó việc đóng cửa từng phần hoặc toàn bộ nhà máy chỉ là vấn đề thời gian“. Tiến sĩ Phạm Long nhận định.
Cũng lưu ý rằng bên cạnh việc nhập khẩu đầu vào cho quá trình sản xuất từ Trung Quốc, các doanh nghiệp của chúng ta còn nhập khẩu đáng kể từ Hàn Quốc và Nhật Bản và tình hình COVID-19 ở hai quốc gia này cũng đang có những dấu hiệu xấu đi, do đó càng gây áp lực lớn đối với các doanh nghiệp sản xuất của chúng ta“.
Bên cạnh đó, lĩnh vực nông nghiệp và nuôi trồng thủy hải sản cũng bị ảnh hưởng vì phần lớn là chúng ta xuất khẩu sang Trung Quốc, nay Trung Quốc đang tạm thời kiểm soát chặt chẽ các cửa khẩu và dòng lưu chuyển hàng hóa.”
Nói tóm lại, không trực tiếp thì gián tiếp, hầu hết các ngành, lĩnh vực, và doanh nghiệp của Việt Nam đang bị tác động tiêu cực do COVID-19 gây ra“, Tiến sĩ Phạm Long nói.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc với phát biểu hôm 12/03/2020 rằng “Các tập đoàn, doanh nghiệp phải là ‘pháo đài’ trong phòng chống dịch”

Bộ Kế hoạch và Đầu tư, ngày 12/2, khi công bố báo cáo đánh giá ảnh hưởng của dịch Covid-19 đối với kinh tế-xã hội Việt Nam, đã giảm mức dự báo GDP xuống chỉ còn 5,96% nếu dịch bệnh kéo dài đến quý II, so với mục tiêu đặt ra trước đó cho cả năm là 6.8%.
Về chuyện này, Phó giáo sư Phạm Long cho rằng, con số còn phụ thuộc vào dịch sẽ được kiểm soát hoàn toàn như thế nào ở Việt Nam, các nước cung cấp đầu vào sản xuất cho Việt Nam, và trên thế giới, mức độ chịu ảnh hưởng của GDP là khác nhau.
Một số ngành bị thiệt hại của Việt Nam, ví dụ ngành Hàng Không từ cuối tháng 1 đến nay giảm doanh thu là khoảng 25 nghìn tỷ đồng; ngành du lịch có thể thiệt hại đến 5 tỷ USD nếu dịch kéo dài đến hết quý 2. Các kịch bản cho sự sụt giảm của GDP phụ thuộc vào khi nào COVID-19 được kiểm soát: hết quý 1, hết quý 2, hay lâu hơn“.
Các chuyên gia cho rằng khả năng GDP của Việt Nam sẽ sụt giảm trong khoảng từ 0,5% – 1% trong năm 2020. Tuy nhiên, đó chỉ là con số dự đoán. Nếu tình hình tích cực, tức là COVID-19 được kiểm soát sớm hơn, “công suất” hoạt động của các nhà máy sản xuất và chế biến sẽ ở mức cao hơn bình thường sau khi bị “nén” trong thời gian dịch để bù đắp cho những tổn thất trước đó, thì mức giảm của GDP có thể thấp hơn 0.5%“.

Giữa tình hình đó, chính phủ Việt Nam có nên đưa ra gói kích thích tài chính, tiền tệ hay không?

Tiến sĩ Đinh Tuấn Minh, trong bài viết trên Thời báo Kinh tế Sài Gòn cho rằng, “Dù với bất kể kịch bản nào, Chính phủ cần kiên định không lạm dụng chính sách tiền tệ để kích thích nền kinh tế” .
Tuy nhiên, có chuyên gia cho rằng, kích thích tiền tệ là điều cần thiết, nhấn mạnh là trong bối cảnh Việt Nam hiện nay một khu vực chính phủ có thể/cần tăng chi tiêu ngay là bổ sung nguồn lực cho hệ thống y tế; tăng và m/ở rộng chi bảo hiểm thất nghiệp. Quan điểm này cũng viện dẫn việc gần đây, Hong Kong đã có gói kích thích tiền tệ lớn, với việc phát cho mỗi người dân (trên 18 tuổi) 1200 USD không điều kiện.
Phó Giáo sư Phạm Long cũng cho rằng Việt Nam cần một gói kích thích tài chính.
Tuy nhiên, điều này phải đặt trong bối cảnh tổng thể của phát triển kinh tế với mục tiêu tăng trưởng, giảm thiểu tác động của xu hướng đang chững lại của nền kinh tế thế giới và tái cấu trúc nền kinh tế theo hướng bền vững; chứ không phải là vì những gì đang diễn ra xung quanh câu chuyện COVID-19.
Ông nhận định: “Cái mà chúng ta quan tâm hiện nay là khi nào COVID-19 sẽ chấm dứt, có thể là cuối quý 1 hay cuối quý 2 năm 2020, hay cũng có thể là lâu hơn. Thuật ngữ chúng ta dùng ở đây là “Hỗ trợ” tạm thời trong ngắn hạn, với kỳ vọng dịch sẽ nhanh chóng được kiểm soát“.
Để hỗ trợ các doanh nghiệp có các hoạt động xuất khẩu, chính phủ nên rà soát để có giải pháp giảm một số loại thuế và phí, ví dụ phí cầu đường, bến bãi, lưu giữ, lưu thông….“, Phó giáo sư Phạm Long phân tích.

Liệu đây có phải Cơ hội thoát Trung cho Việt nam hay không?
Với câu chuyện trong “nguy có cơ”, Tiến sĩ Lê Đăng Doanh từng cho rằng, đây là cơ hội tái cơ cấu nền kinh tế nhằm “ít phụ thuộc hơn vào một thị trường duy nhất“.
Phó giáo sư Phạm Long, một lần nữa, nhấn mạnh rằng chúng ta nên xem xét trên một giác độ tổng thể, chứ không phải từ câu chuyện COVID-19 này.
Các số liệu thống kê cho thấy, năm 2019, Việt Nam nhập khẩu khoảng 40 tỉ USD các linh kiện điện tử, thì nhập từ Trung Quốc là gần 14 tỉ USD; nhập khẩu trên 23 tỉ USD bông, xơ, sợi, vải, phụ liệu da giầy, trong đó nhập từ Trung Quốc là trên 11 tỉ USD. Đó là minh chứng cho thấy chúng ta phụ thuộc rất nhiều vào Trung Quốc về các yếu tố đầu vào cho quá trình sản xuất“.
Thoát Trung, nói thì rất dễ, nhưng bắt đầu làm từ đâu và làm như thế nào thì lại là câu chuyện không đơn giản. Đến Mỹ hay Nhật còn phụ thuộc chặt chẽ vào Trung Quốc nữa là Việt Nam“.
Lấy ví dụ đơn giản, có khoảng 800 nhà cung cấp của Apple, thì có khoảng 300 nhà cung cấp đến từ Trung Quốc. Hàn Quốc cũng là một cường cuốc về ngành sản xuất“.

Nguồn : BBCRFA

Hải Yến từ Hà nội – Thoibao.de (Tổng hợp)

Kasse animation 7.8.2023