Vì sao Bộ CA cố tình “tránh né” không áp dụng án tử cho tội danh tham nhũng?

Ngày 20/5/2025, trong Dự thảo Sửa đổi Bộ luật Hình sự trình với Quốc hội, đáng chú ý Bộ Công An lại đề xuất bỏ án tử hình đối với 8 tội danh, trong đó có cả tội danh tham nhũng, và nhận hối lộ. 

Lập luận chính của Bộ Công An cho rằng đề xuất này là phù hợp với xu thế nhân đạo, cần giảm thiểu hình phạt tử hình. Theo đó, sử dụng án tù chung thân không xét giảm án cũng đủ sức cách ly tội phạm khỏi xã hội. Đồng thời, để cho người phạm tội còn sống để khắc phục hậu quả, và thu hồi tài sản tham nhũng. 

Tuy nhiên, của đề xuất của Bộ Công An diễn ra trong bối cảnh hàng loạt các Đại án khổng lồ như Việt Á, AIC, Vạn Thịnh Phát…, làm thất thoát tiền bạc, tài sản lên đến hàng trăm ngàn tỷ đồng, và kéo theo các tác động xã hội nghiêm trọng. 

Điều đó, đã làm dấy lên yêu cầu mạnh mẽ từ công luận đòi hỏi cần có các hình phạt nghiêm khắc nhất để thực sự mang tính răn đe. Nhưng không hiểu lý do vì sao, Bộ Công an lại đề nghị bỏ án tử hình với tội danh này. 

Mặc dù tội danh tham nhũng cũng thuộc danh sách các tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, phải bị xử lý nghiêm minh nhất. Và ngay lập tức, đề xuất trái chiều này đã gây tranh cãi gay gắt trên mạng xã hội.

Lâu nay dư luận đang nghi vấn về sự giàu có bất thường của một số đông cán bộ trong ngành Công an, được cho là xuất phát từ tham nhũng và nhận hối lộ. Việc Bộ Công An đề xuất bỏ án tử hình cho các tội tham nhũng, và nhận hối lộ đã gây ra nhiều nghi vấn của công luận.

Đáng chú ý, đề nghị này đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ từ các Đại biểu Quốc hội, Đại biểu Phạm Khánh Phong Lan – Đoàn TP.HCM đã khẳng định, việc khoan hồng với tội phạm tham nhũng là “độc ác với đồng bào”.

Tương tự, các đại biểu Phạm Văn Hòa – Đoàn Đồng Tháp cũng phản đối việc bỏ án tử hình cho các tội tham ô, nhận hối lộ. Theo ông Hòa, các quan chức thực hiện hành vi này với mục đích “hy sinh đời bố, củng cố đời con” nên cần phải sử lý triệt để.

Công luận cho rằng, đề xuất của Bộ Công An cũng đã lộ rõ rất nhiều những mâu thuẫn, nhất là khi lực lượng “thanh kiếm và lá chắn” đã bị Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chỉ trích là “mất ý chí chiến đấu” và “bị mua chuộc”. 

Điều đó, đã làm dấy lên nghi vấn, liệu đây có phải là một nỗ lực thay đổi “thực tâm” của Bộ Công An, hay đây chỉ là là kết quả của áp lực từ các “nhóm lợi ích” trong ngành Công An, khi muốn giảm thiểu rủi ro cho các đồng chí của mình phạm tội tham nhũng có thể tránh được án tử hình? 

Theo giới chuyên gia, nếu đúng như thế thì đề xuất của Bộ Công An sẽ càng làm suy giảm uy tín của Tổng Bí thư Tô Lâm trong vai trò tiên phong trong công cuộc chống tham nhũng. Việc đề xuất bỏ tử hình với tội danh tham nhũng không khác nào một hành vi tự bảo vệ phe nhóm của ông Tô Lâm. 

Việc bỏ án tử hình với tội danh tham nhũng cũng đồng nghĩa với việc cố tạo ra một “lối thoát” pháp lý cho các quan chức tham nhũng trong hệ thống, nhất là những người có liên quan đến ngành Công an. Nhất là, Tổng Bí thư Tô Lâm từng là Bộ trưởng Công an.

Công luận khẳng định rằng, người dân luôn muốn thấy sự công bằng trong việc áp dụng luật pháp một cách nghiêm minh. Nếu tham nhũng được nới lỏng, thì cả xã hội sẽ phải trả giá rất đắt.

Việc giữ lại án tử hình với tội tham nhũng không chỉ là biện pháp răn đe, mà còn là sự khẳng định những cam kết của Tổng Bí thư Tô Lâm trong việc xây dựng một hệ thống pháp luật nghiêm minh, không vùng cấm và không có trường hợp ngoại lệ.

Bộ Công an là cơ quan đầu mối trong công tác phòng chống tội phạm, không thể né tránh trách nhiệm chính trị của mình để đề xuất giảm nhẹ hình phạt đối với tội danh do chính họ – tức Bộ Công An đang tiến hành điều tra.

Trà My – Thoibao.de