Nguyễn T. Thanh Nhàn khuynh đảo BQP, Ngô X Lịch và Đinh T. Dũng tiếp tay!

Những gói thầu mà bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn đã trúng trên khắp Việt Nam, chỉ là bề nổi của Công ty AIC mà thôi. Sâu hơn, báo chí nước ngoài đề cập đến vai trò của bà Nhàn trong việc môi giới mua bán vũ khí giữa Israel và Việt Nam. Trong Bộ Quốc phòng hiện nay có 2 phe, một phe thì trung thành với nhà cung cấp vũ khí Nga, phe còn lại thì muốn mua vũ khí phương Tây.

Năm 2015, Tổng thống Mỹ lúc đó là ông Barack Obama đã ký lệnh xóa bỏ cấm vận vũ khí sát thương đối với Việt Nam. Nghĩa là, Mỹ đã mở đường cho Đảng Cộng sản Việt Nam tiếp cận với vũ khí tối tân của Mỹ. Sau đó, Việt Nam đã có tiếp xúc với Mỹ để đặt vấn đề mua vũ khí.

Tuy nhiên, hợp đồng đổ vỡ khi phía Việt Nam đặt vấn đề phía Mỹ nâng khống giá hợp đồng, rồi ngắt phần trăm lại quả cho những quan chức Việt Nam, lên đến 25% trên giá trị hợp đồng. Vì lý do này mà phía Mỹ không làm ăn với Đảng Cộng sản Việt Nam về mua bán vũ khí.

Làm ăn trực tiếp với Mỹ không được, nhưng có thể làm ăn với đồng minh Mỹ, như Israel. Bởi vũ khí Israel có một phần chuyển giao công nghệ từ Mỹ, và đó cũng là nhà cung cấp vũ khí dễ tính hơn Mỹ. Thời điểm Bộ Quốc phòng Việt Nam có chủ trương kết nối với Israel, là thời ông Ngô Xuân Lịch làm Bộ trưởng, và ông Phan Văn Giang là Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam kiêm Thứ trưởng Bộ Quốc phòng.

Theo tin đồn, bà Nhàn là “tình nhân” của ông Phan Văn Giang trong giai đoạn Bộ Quốc phòng chuyển hướng sang mua vũ khí Israel. Lúc này, Bộ Quốc phòng cần một doanh nghiệp đại diện để nhập vũ khí về.

Thời điểm đó, Bộ Quốc phòng có hai doanh nghiệp được cho là đầu tàu chuyên nhập vũ khí về cho quân đội, đó là Tổng Công ty Xuất nhập khẩu Tổng hợp Vạn Xuân – VAXUCO  và Tổng Công ty Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp Quốc phòng – GAET. Tuy nhiên, hai doanh nghiệp lâu đời này thân với nhóm lợi ích nhập vũ khí từ Nga, nên nếu giao vai trò nhập khẩu vũ khí phương Tây cho nhóm này, thì sẽ khiến cho miếng bánh lại quả khi mua vũ khí bị “chia năm xẻ bảy”.

Vì vậy, nhóm ông Ngô Xuân Lịch, Phan Van Giang cần một doanh nghiệp mới, mà trong đó, chính họ ăn trọn phần lại quả.

Sẵn có người tình làm chủ doanh nghiệp chuyên thực hiện các dự án vốn ngân sách, ông Phan Văn Giang đề xuất đưa AIC của Nguyễn Thị Thanh Nhàn vào, và được Ngô Xuân Lịch chấp nhận. Trong nhóm lợi ích mới này, ngoài hai nhân vật đứng đầu Bộ Quốc phòng vừa nêu, còn có Thiếu tướng Lưu Sỹ Quý – Cục trưởng Cục Tài chính Quân đội Nhân dân Việt Nam, và thêm một nhân vật duyệt cấp vốn cho AIC mua vũ khí, chính là Đinh Tiến Dũng – Bộ trưởng Bộ Tài chính lúc đó.

Dòng vốn được khai thông từ Đinh Tiến Dũng, rót vào tay Lưu Sỹ Quý. Nhiệm vụ của Lưu Sỹ Quý là ngăn cản 2 doanh nghiệp VAXUCO và GAET nhúng tay vào, hướng dòng vốn chảy vào AIC của bà Nhàn.

Bà Nhàn được ông Ngô Xuân Lịch và ông Phan Văn Giang tin tưởng, giao cho vai trò “môi giới” nhập vũ khí về cho Bộ Quốc phòng. Một nguồn tin riêng cho biết, việc kết nối trực tiếp giữa phía Israel và Bộ Quốc phòng là điều đơn giản, nhưng cần phải có môi giới, bởi môi giới là nơi nhận tiền, nâng giá, rồi chia lại quả. Đó cũng là chi phí được cho là “hợp pháp” đối với bên bán, còn nếu nâng khống và thối lại trực tiếp, không qua môi giới, thì sẽ rất khó giải trình.

Hiện ông Nguyễn Phú Trọng đang lấy cớ từ sai phạm của AIC trong các gói thầu với chính quyền các tỉnh để tóm bà Nhàn. Khi có bà Nhàn trong tay, sẽ tiếp tục khui ra vụ bà Nhàn làm môi giới cho Bộ Quốc Phòng, nhưng vụ này sẽ chỉ làm kín, bởi đây là vấn đề liên quan đến nhiều bí mật quốc gia, không thể công khai.

Bộ Quốc phòng là nơi cần phải giữ nhiều bí mật mang tính sống còn, đối với vấn đề bảo vệ đất nước. Việc đưa một doanh nghiệp bên ngoài nhảy vào, dành lấy vai trò nhập vũ khí, là cách mà các ông Ngô Xuân Lịch và Phan Văn Giang đem bí mật quốc phòng trao vào tay doanh nghiệp bên ngoài.

Tội của nhóm lợi ích này rất lớn, vậy ông Tổng bao giờ mới cho sờ gáy đến những nhân vật này? Tại sao phải chờ tóm bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn, mà không làm ngay?

Ý Nhi – Thoibao.de

26.1.2024

Kasse animation 7.8.2023