Người trẻ Việt Nam không muốn làm công nhân

Link Video: https://youtu.be/VVFI9rJWUiQ

Ngày 2/11, BBC Tiếng Việt có bài phỏng vấn nhà báo Jon Mont, tác giả của bài viết “Kỷ nguyên của hàng siêu rẻ đang bị đe dọa” đăng trên một tờ báo Mỹ, nêu lên tình trạng thiếu công nhân ở các công xưởng sản xuất ở Việt Nam.

Nhà báo Jon Mont cho biết, ông đã đến Việt Nam nhiều lần để viết bài, trong đó có nhiều đề tài về các chuỗi cung ứng đang chuyển từ Trung Quốc sang Việt Nam. Và có một đề tài đã xuất hiện trong những cuộc phỏng vấn của nhà báo với chủ các nhà máy, đó là họ đang thực sự gặp khó khăn trong việc giữ chân những lao động trẻ.

Nhà báo Jon Mont đã đến thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và khu vực nông thôn khá gần biên giới với Trung Quốc.

Theo nhà báo, việc tìm ra những người có trẻ có đủ kỹ năng và quan tâm đến ngành công nghệ cao không khó, các nhà máy đang gặp vấn đề để tìm ra những bạn trẻ Việt Nam muốn làm những công việc yêu cầu kĩ năng thấp hơn. Nếu bạn đào tạo những lao động trẻ 18 tuổi học may vá, bốn tháng sau, họ quyết định rằng, công việc này không dành cho họ. Đó là một tổn thất thực sự đối với công ty.

Nhà báo Jon Mont đã có dịp đến thăm một số nhà máy Việt Nam và họ đã thật sự cải tạo cơ sở vật chất, hay thậm chí là xây dựng một nhà máy mới.

Một chủ doanh nghiệp nói với nhà báo về việc cố gắng thu hút lao động trẻ qua Instagram và TikTok. Vị doanh nhân này muốn nhà máy của anh ấy trông thật ngầu và thật hấp dẫn, để các công nhân sẽ đăng bài về nơi làm việc của họ. Anh ấy cho biết rằng, anh đã thành công khi có rất nhiều nhân viên trẻ đăng bài về nhà máy “tuyệt vời” của họ, từ đó có thể thu hút được những lao động trẻ có kĩ năng và tận tâm, khi họ nghĩ rằng, nhà máy của anh tốt hơn những nơi khác.

Nhưng, vẫn theo nhà báo Jon Mont, quan trọng hơn vẫn là việc tăng lương, rõ rang, hầu hết người lao động quan tâm đến việc họ kiếm được bao nhiêu, hơn là nhà máy của họ trông đẹp như thế nào.

Kết quả là, các nhà máy phải tiếp tục tăng lương để thu hút lao động, nhằm đáp ứng nhu cầu của mình. Rất nhiều xí nghiệp đã tăng lương, chẳng hạn 10% trong năm nay, vì những nơi khác đã làm điều tương tự. Nhưng họ cũng đang cố gắng để tìm các giải pháp thay thế, vì việc tăng lương liên tục không phải là bền vững.

Đó là lí do họ mở những quán cà phê trong khuôn viên xí nghiệp, lớp học yoga…, hoặc có thêm những hoạt động gắn kết vui vẻ, hi vọng sẽ khiến người lao động cảm thấy đây là nơi họ được quan tâm và lắng nghe.

Hình: Bài phỏng vấn Nhà báo Jon Mont trên BBC

Nhà báo Jon Mont nghĩ rằng, đó vẫn là một cuộc đấu tranh tiếp diễn. Mọi thứ vẫn còn khó khăn, vì cho dù bạn có tăng lương cho công nhân, có biến nhà máy thành một nơi đẹp đẽ có phòng tập yoga và lớp khiêu vũ nhưng rất nhiều người vẫn không ngồi đạp máy may 8 hoặc 10 tiếng mỗi ngày.

Nếu chủ doanh nghiệp không thay đổi diện mạo nhà máy, anh ấy có thể đã có ít lao động trẻ hơn, nhưng nhà báo cho rằng, lực lượng lao động ở đó vẫn chủ yếu là phụ nữ, những người đã làm việc lâu dài và cảm thấy thoải mái ở đó. Mặc dù đánh giá cao những cố gắng của các doanh nghiệp, nhà báo cho rằng, vẫn rất khó để thu hút người trẻ làm công nhân ở các thành phố lớn.

Nhà báo Jon Mont cho rằng, hiển nhiên không quốc gia nào có thể thay thế Trung Quốc, bao gồm Việt Nam. Trung Quốc có 1,3 tỷ người, Việt Nam là 100 triệu người, đó là sự khác biệt to lớn đầu tiên.

Nhà báo nghĩ, Việt Nam đóng vai trò gì sẽ là một câu hỏi mở, có thể là một nhà sản xuất chất bán dẫn hoặc thiết bị điện tử cao cấp… Nhưng chắc chắn là, Việt Nam đang ở một vị thế có thể làm được rất nhiều hoạt động sản xuất đang được thực hiện ở Trung Quốc.

Tuy nhiên, có lẽ, kết quả điều tra trên của Nhà báo Jon Mont là tình trạng diễn ra trước năm 2022. Bởi lẽ, từ 2022 đến nay, cách doanh nghiệp Việt Nam, đặt biệt là ngành dệt may, đã “chết” hàng loạt. Công nhân bị sa thải hàng trăm ngàn người, doanh nghiệp thì đóng cửa hoặc chỉ còn bộ phận hành chính ít ỏi làm việc, nên, tất nhiên sẽ không còn tình trạng chủ lao động săn đón công nhân nữa.

Hình: Bài viết của Nhà báo Jon Mont đăng trên một tờ báo Mỹ

Hoàng Anh

>>> Thế nào là chống tham nhũng “không đúng cách”?

>>> Chủ nghĩa Mác – Lê là nguyên nhân chính của sự suy thoái giáo dục

>>> Giáo dục: Người bán bị lên án, kẻ mua lại vô can

>>> Công an phạm tội ngày càng nhiều

Câu chuyện Thành Bưởi và sự thô lậu của báo chí Việt Nam

Kasse animation 7.8.2023