“Vành đai – Con đường” – bẫy nợ của Trung Quốc

Link Video: https://youtu.be/3ZOsMXNxWc0

Ngày 29/3, đài VOA Tiếng Việt loan tin, “Trung Quốc chi 240 tỷ đô giải cứu các nước “Vành đai – Con đường”.

VOA dẫn phúc trình của một nghiên cứu được công bố ngày 28/3, cho thấy, Trung Quốc đã chi 240 tỷ đô la để cứu trợ cho 22 quốc gia đang phát triển, từ năm 2008 đến năm 2021. Số tiền cứu trợ đã tăng vọt trong những năm gần đây, khi nhiều quốc gia phải vật lộn để trả các khoản vay dành cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng trong khuôn khổ “Vành đai – Con đường”. Gần 80% các khoản vay, được thực hiện từ năm 2016 đến năm 2021, và chủ yếu dành cho các nước có thu nhập trung bình, bao gồm Argentina, Mông Cổ và Pakistan. Trong khi đó, các nước có thu nhập thấp được cung cấp thời gian ân hạn và gia hạn thời gian đáo hạn.

Phúc trình này được các nhà nghiên cứu đến từ Ngân hàng Thế giới, Trường Harvard Kennedy, Viện Kinh tế Thế giới Kiel và AidData – một phòng nghiên cứu tại Đại học William & Mary Hoa Kỳ, thực hiện, theo VOA cho biết.

VOA dẫn lời bà Carmen Reinhart, cựu kinh tế gia trưởng của Ngân hàng Thế giới và là một trong những tác giả của nghiên cứu, nói:

Bắc Kinh cuối cùng đang cố gắng giải cứu các ngân hàng của chính họ. Đó là lý do tại sao họ đã lao vào hoạt động cho vay cứu trợ quốc tế đầy rủi ro”.

Kết quả của các nghiên cứu cho thấy, các khoản cho vay của Trung Quốc đã tăng từ dưới 5% trong danh mục cho vay ở nước ngoài vào năm 2010, lên 60% vào năm 2022.

Theo VOA, Argentina nhận được nhiều nhất, với 111,8 tỷ đô la, tiếp theo là Pakistan với 48,5 tỷ đô la và Ai Cập với 15,6 tỷ đô la. Chín quốc gia nhận được dưới 1 tỷ đô la.

Ông Brad Parks, một trong những tác giả của phúc trình, đồng thời là Giám đốc của AidData, cho biết, hoạt động cho vay cứu trợ của Trung Quốc là “không rõ ràng và không có sự phối hợp”.

Hình: Bài trên VOA

Trong khi đó, VOA cho hay, Chính phủ Trung Quốc đã đáp trả lại những lời chỉ trích trên, rằng, các khoản đầu tư ở nước ngoài của họ, hoạt động trên “nguyên tắc cởi mở và minh bạch”. Họ “chưa bao giờ ép buộc bất kỳ bên nào vay tiền, chưa bao giờ buộc bất kỳ quốc gia nào phải trả tiền, sẽ không gắn bất kỳ điều kiện chính trị nào vào các thỏa thuận cho vay và không tìm bất kỳ lợi ích chính trị nào,” theo phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc – Mao Ninh – cho biết trong một cuộc họp báo hôm 28/3.

Trung Quốc đang đàm phán tái cơ cấu nợ với các quốc gia, bao gồm Zambia, Ghana và Sri Lanka, và đã bị chỉ trích vì trì hoãn quá trình này. Đáp lại, Trung Quốc đã kêu gọi Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ Quốc tế cũng cho giảm nợ.

Chiến lược “Vành đai – Con đường” có tên chính thức là “Sáng kiến Vành đai Kinh tế và Con đường Tơ lụa” và “Con đường Tơ lụa trên biển của thế kỷ 21” đã được công bố bởi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vào tháng 9/2013. Đây là một sáng kiến trong khuôn khổ cho tổ chức phát triển kinh tế đa quốc gia của Trung Quốc, thông qua hai kế hoạch thành phần, trên đất liền và trên biển.

Mỹ và các đồng minh trong khu vực, chủ yếu là Ấn Độ và Nhật Bản lo ngại rằng, các dự án trong chiến lược “Vành đai – Con đường” với các điều khoản cho vay quá dễ dàng của Trung Quốc, sẽ làm cho các nền kinh tế khu vực gặp bất lợi do sẽ phải gánh chịu số nợ khổng lồ. Cựu Ngoại trưởng Mỹ, ông Rex Tillerson, năm 2017 từng cảnh báo rằng, khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương có thể trở thành nạn nhân của “kinh tế kẻ cướp” của Trung Quốc.

Vào năm 2017, các nước châu Âu cũng đã từ chối tham gia “Sáng kiến” này, do nó không quan tâm đúng mức đến “các chuẩn mực về môi trường, về các tiêu chuẩn xã hội, không bảo đảm tính minh bạch mỗi khi các cơ quan nhà nước gọi thầu“. Sáng kiến “Vành đai và Con đường” được xem như một cách “ngầm hồi sinh” con đường tơ lụa và con đường tơ lụa trên biển cổ xưa của Trung Quốc.

Thu Phương – Thoibao.de (Tổng hợp)

>>> Đại tá uống bia ôm gái Trần Đức Việt làm giàu bằng lương 3 cọc như thế nào?

>>> Tay trói gà không chặt, Thưởng Chủ tịch “nắn gân” Nguyễn Hòa Bình

>>> Mạnh hơn Nguyễn Đức Chung, chấp cả Nguyễn Thanh Nghị, kẻ “siêu quyền lực” là ai?

>>> Hồ Đức Phớc – đa mưu và Tô Lâm – bất chấp “choảng nhau”, đa mưu “ẳng” trong bất lực?

Tàu hải cảnh Trung Quốc lại xâm phạm vùng biển Việt Nam


Kasse animation 7.8.2023