Hội nghị thượng đỉnh Trump và Jong – Un tại Hà Nội có thể mang lại sự đột phá?

Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un gặp nhau tại Hà Nội hôm 27.02.2019

Một năm rưỡi trước đây, không thể nào tưởng tượng được: Tổng thống Mỹ và Lãnh đạo tối cao của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên bắt tay và ngồi vào bàn đàm phán. Bây giờ, cuộc họp lần thứ hai kiểu này đang diễn ra tại Hà Nội. Hội đàm thượng đỉnh tại Hà Nội sẽ có kết quả như thế nào? Có thể sẽ đạt được tiến bộ cụ thể nhằm phi hạt nhân hóa lâu dài bán đảo Triều Tiên? Có phải nó sẽ mở đường cho một nền hòa bình và hòa giải lâu dài? Từ Seoul, Tiến sĩ Christian Taaks và Tim Brose phân tích. Tiến sĩ Christian Taaks là Trưởng dự án FNF Hàn Quốc có trụ sở tại Seoul. Tim Brose nghiên cứu Triều Tiên tại văn phòng FNF Seoul.

Friedrich-Naumann-Stiftung für die Freiheit (viết tắt là FNF) là một viện nghiên cứu của đảng Dân chủ Tự do Đức (viết tắt là FDP), viện này cũng mở văn phòng tại Việt Nam.

Những kỳ vọng thì đa dạng

Miễn là không có thử nghiệm vũ khí nào diễn ra, tôi không vội vàng“, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố trước hội nghị thượng đỉnh lần thứ hai với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. Với phát biểu trên, Trump muốn giảm bớt áp lực thời gian và áp lực kỳ vọng vào cuộc gặp này. Đồng thời, Trump vẫn nhấn mạnh trước như sau rằng ông muốn đạt được phi hạt nhân hóa Triều Tiên.

Hy vọng quá lớn vào một sự đột phá ở Hà Nội là ngây thơ: cuộc xung đột kéo dài cho đến nay đã hơn 70 năm, nó liên quan đến nhiều vấn đề khu vực và địa chính trị, cho nên không thể giải quyết trong một thời gian ngắn. Tuy nhiên, hầu hết các nhà quan sát nhấn mạnh rằng hội nghị thượng đỉnh này cuối cùng phải mang lại tiến bộ có thực chất. Hội nghị thượng đỉnh lần này không thể chỉ là một sự kiện mang tính trình diễn như tháng 6 năm ngoái tại Singapore. Dù cho có tất cả các tuyên bố đầy đủ và một loạt các cử chỉ điệu bộ mang biểu tượng chính trị, nhưng kết quả của hội nghị thượng đỉnh đầu tiên vào ngày 12.6.2018 nói chung là kém.

Một tuần trước hội nghị thượng đỉnh tại Việt Nam, truyền thông Bắc Triều Tiên vẫn chưa nói một lời nào về cuộc gặp sắp tới. Ngược lại, các phương tiện truyền thông Mỹ và Hàn Quốc có đầy đủ các bài phân tích và bình luận, tùy theo khuynh hướng chính trị mà tỏ ý tin tưởng hoặc hoài nghi, liệu hội nghị có mang lại kết quả hay không. Một số nhà báo lo ngại rằng sự khao khát rõ ràng của Trump về một chiến thắng ngoại giao và giải thưởng Nobel Hòa bình có thể dẫn đến việc nhượng bộ quá nhiều và những gì đạt được thì quá ít.

Cho và nhận?

Một quy tắc cơ bản của các quá trình đàm phán kéo dài là ngay cả trong các bước trung gian, không bên nào có thể chấp nhận tư thế như một kẻ thua cuộc. Kết quả không phải chỉ là một vấn đề song phương giữa các nhà đàm phán, mà cũng phải được các nhà chính trị trong nước, các phương tiện truyền thông và người dân công nhận là một chiến thắng. Nhiều chuyên gia nhìn thấy một mối nguy hiểm: họ sợ rằng Trump sẽ hành động với sự vĩ đại nổi tiếng nhưng ngây thơ. Tổng thống Mỹ có thể bị mù quáng bởi những lời hứa của Triều Tiên. Trong hội nghị thượng đỉnh tại Singapore, Kim của Triều Tiên hứa sẽ phi hạt nhân hóa. Ngay sau đó, Trump đã viết trên tweeter một cách xa rời thực tế, mối đe dọa hạt nhân của Triều Tiên đã không còn nữa.

Trong lần này, hai bên sẵn sàng nhượng bộ những gì và làn ranh đỏ nào được vạch ra cho phía Bắc Hàn, thì vài ngày trước hội nghị thượng đỉnh không thể dự đoán được. Việc giảm các biện pháp trừng phạt là rất cần thiết đối với Triều Tiên và dĩ nhiên đứng đầu danh sách các yêu cầu. Tuy nhiên, chính phủ Mỹ nhiều lần nhấn mạnh rằng các lệnh trừng phạt sẽ được tiếp tục cho đến khi nào Triều Tiên có tiến bộ thực sự về phi hạt nhân hóa và có thể kiểm chứng được. Một lá bài quan trọng khác trong đàm phán là tuyên bố hòa bình chấm dứt Chiến tranh Triều Tiên. Những người ủng hộ đối thoại xem tuyên bố này như một sự đảm bảo an ninh cho Kim. Liệu điều này có đủ để cho phía Bắc Hàn đáp ứng lại bằng những nhượng bộ sâu rộng hơn hay không, thì vẫn còn để ngỏ. Một thành tựu tạm thời có thể xảy ra là hội nghị thượng đỉnh sẽ đưa ra một lộ trình với các bước tiếp theo được diễn đạt rõ ràng, từng bước. Nhưng mà, liệu một “lộ trình” như vậy có được tuân thủ hay không, thì đương nhiên không có gì chắc chắn cả.

Hiện tại cả hai bên thậm chí chưa thống nhất với nhau, “phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên” nghĩa là gì, hoặc “cải thiện quan hệ Triều Tiên – Mỹ” nghĩa là gì. Mỹ muốn kiểm soát rộng rãi, công khai hóa tất cả các cơ sở hạt nhân và các chất liệu tiềm năng để sản xuất vũ khí hạt nhân. Như là một cam kết bảo đảm an ninh cho Bắc Hàn, nước này kêu gọi rút toàn bộ vũ khí chiến lược của Hoa Kỳ ra khỏi khu vực xung quanh, mà mức độ của nó dường như là sức mạnh mặc cả. Máy bay ném bom tầm xa và hàng không mẫu hạm cũng được yêu cầu rút ra khỏi vùng này. Ngoài ra, việc rút quân đội Mỹ khỏi Hàn Quốc có thể được yêu cầu.

Ở Hàn Quốc, ngay cả chính phủ tự do cánh tả có khuynh hướng đối thoại, cũng muốn duy trì sự bảo vệ của Mỹ. Trump tán tỉnh với việc giảm quân đội Hoa Kỳ. Nếu Trump bất ngờ đưa ra những nhượng bộ sâu rộng đối với Triều Tiên, đây sẽ là một thảm họa đối với kiến trúc an ninh ở châu Á. Ngay sau Hội nghị thượng đỉnh tại Singapore, ông đã khiến cả thế giới ngạc nhiên, bao gồm cả các tướng lĩnh của chính mình, với thông báo rằng các cuộc diễn tập quân sự chung với Hàn Quốc sẽ bị đình chỉ.

Các cơ sở hạt nhân: Một phép thử

Tên lửa tầm xa có thể mang theo đầu đạn hạt nhân của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên

Điển hình cho việc đàm phán khó khăn là trung tâm hạt nhân Yongbyon của Bắc Hàn, trước đây là lò phản ứng nghiên cứu chính và là cơ sở sản xuất lớn nhất chất plutonium cần thiết cho vũ khí hạt nhân và làm giàu chất uranium. Một số chuyên gia đánh giá rằng việc kiểm tra cơ sở này là bước đầu tiên quan trọng và là một nhượng bộ có thực chất từ phía Triều Tiên. Các nhà quan sát khác thì cho rằng một sự nhượng bộ như vậy là chưa đủ rộng. Ngoài Yongbyon, còn có các cơ sở hạt nhân khác, mặc dù ở mức độ thấp hơn, có thể sản xuất chất liệu cần thiết cho vũ khí hạt nhân. Hơn nữa, có rất nhiều căn cứ tên lửa, một số được phát hiện qua phân tích hình ảnh vệ tinh, một số qua tình báo. Tại đây, các chuyên gia phỏng đoán nhiều loại vũ khí hạt nhân và các bệ phóng liên quan, gây ra mối đe dọa cho Hàn Quốc và Hoa Kỳ. Triều Tiên phải công khai hóa tất cả các cơ sở này và cho phép kiểm tra.

Trong chính phủ Hoa Kỳ, nhiều phe phái đang đấu tranh quyết liệt về việc đối phó đúng đắn với Triều Tiên. Ông Daniel Coats, Giám đốc cơ quan tình báo Hoa Kỳ, đã xác nhận trong một phiên điều trần của Thượng viện vào tháng 1 vừa qua rằng không có bằng chứng nào cho thấy Triều Tiên có mối quan tâm thực sự đến việc phi hạt nhân hóa. Trong khi đó, truyền thông Mỹ đưa tin rằng ông Coats nằm trong danh sách khai trừ của Trump, vì những đánh giá của ông mâu thuẫn với Trump. Tờ Washington Post đưa tin trong tuần này rằng ông John Bolton, Cố vấn An ninh Quốc gia Hoa Kỳ, đã lớn tiếng chỉ trích ông Stephen Biegung, Đặc phái viên Hoa Kỳ về Triều Tiên. Theo ông Bolton, nguyên nhân sâu xa của vấn đề này là ông Biegun muốn đạt được thỏa thuận với Triều Tiên bằng bất cứ giá nào và hứa hẹn sẽ nhượng bộ lớn. Rốt cuộc Trump sẽ quyết định như thế nào, thì khó mà dự đoán.

Từ “Lửa và giận dữ” đến yêu say đắm vào ngõ cụt đàm phán: Tiếp theo là gì?

Kể từ tháng 1 vừa qua, Quốc hội Hoa Kỳ nằm trong tay đảng Dân chủ. Cuộc điều tra về Nga của ông Robert Mueller sắp hoàn tất. Vì vậy Donald Trump có lẽ rất cần một chiến thắng ngoại giao. Ngược lại, ở đất nước của mình, Kim không phải lo lắng về một đại hội hay thậm chí sợ một cuộc điều tra, nhưng ông ta dần dần cũng phải đạt được một tiến triển. Nhìn chung, kể từ khi lên cầm quyền đến nay mọi việc diễn tiến rất tốt cho ông: Đối thủ tiềm năng đã bị loại. Các thử nghiệm tên lửa và hạt nhân đã thành công mỹ mãn. Sự tiến gần đến Hàn Quốc, do chính phủ tự do cánh tả ở Seoul nắm quyền từ năm 2017, mở ra triển vọng về một cuộc trao đổi mạnh mẽ giữa miền nam và miền bắc.

Trong năm đầu tiên mới lên cầm quyền, Trump đã đe dọa “Người tên lửa nhỏ” Kim với “Lửa và Sự giận dữ“. Nhưng giờ ông và Kim đã “yêu nhau” say đắm, như Trump tuyên bố vào mùa thu năm 2018. Kim thúc đẩy rất nhiều về các biện pháp trừng phạt. Đối với ông, nhu cầu đạt được sự nhượng bộ từ phía Mỹ là rất lớn. Mặc dù Trung Quốc và Nga đã nới lỏng các lệnh trừng phạt chặt chẽ so với nửa cuối năm 2017, nhưng việc bán nguyên liệu thô mang lại ngoại tệ cho Triều Tiên như trong quá khứ vẫn bị chặn lại phần lớn.

Hội nghị thượng đỉnh Trump – Kim đầu tiên vào tháng 6 năm 2018 là lịch sử chỉ vì sự kiện thành hình của nó. Nhưng tài liệu chung cuối cùng thì mơ hồ: những thông báo thay vì diễn tiến chi tiết. Chính phủ Hoa Kỳ và những người ủng hộ đối thoại sau đó nhấn mạnh rằng đây chỉ là điểm khởi đầu và bây giờ các chi tiết nên được giải quyết ở cấp độ chuyên viên làm việc. Nhưng rồi tháng ngày trì trệ theo sau. Các cuộc họp của người Mỹ với phía Triều Tiên đã không đi đến kết quả và họ che đậy bằng những cáo buộc chống đối nhau. Các câu hỏi về đàm phán của Đặc phái viên Hoa Kỳ Stephen Biegun, ông được bổ nhiệm vào tháng 8 năm ngoái, vẫn chưa được trả lời.

Chỉ kể từ đầu năm nay và thông báo về một cuộc họp thượng đỉnh thì mới có chuyển động trở lại trong ngoại giao. Liệu Trump, người tự xưng là “Deal Maker” (người quyết định từng thương vụ), có đạt được những gì mà không có tiến triển trong sáu tháng qua? Một lần nữa, có rất ít thời gian chuẩn bị cho hội nghị thượng đỉnh lần thứ hai. Thêm nữa, hình dung của cả hai bên dường như khó tương thích với nhau. Mỹ đòi hỏi các bước tiến có thực chất về việc phi hạt nhân hóa, và Triều Tiên yêu cầu cắt giảm sớm các lệnh trừng phạt. Đâu đó ở khoảng giữa hai bên sẽ phải thỏa hiệp với nhau. Hội nghị thượng đỉnh lần thứ hai giữa Kim và Trump tốt nhất sẽ là khúc dạo đầu cho các cuộc đàm phán lâu dài và khó khăn sau này, nhưng sẽ có cấu trúc tốt hơn và liên tục hơn. Nghe có vẻ như hơi ít, nhưng sẽ là một cái gì đó thành công. Bất cứ ai đưa ra nhượng bộ nào, ở mức giá nào và vào thời điểm nào – đó sẽ vẫn là một quá trình ngoại giao khó khăn và lâu dài.

Video: Chủ tịch Kim Jong-un viết thư khẩn cầu viện trợ lương thực cho 25 triệu người dân nước mình trước nguy cơ bị nạn đói đe dọa, 

Hiếu Bá Linh -Thoibao.de (Biên dịch)

Nguồn: https://www.freiheit.org/kann-dieser-gipfel-den-durchbruch-bringen?fbclid=IwAR2I0h80iJ9pfLA2yahHQt_-50y1ezf7ss_KLcw1GSusPNIQTtKuwN6v0o0



>> Tình trạng đặc biệt tại Hà Nội trước cuộc gặp thượng đỉnh của Donald Trump và Kim Jong Un

>> Đức tiếp tục đình chỉ Hiệp định miễn visa cho người mang hộ chiếu ngoại giao Việt Nam – Ngoại trưởng Phạm Bình Minh phải xin thị thực nhập cảnh

>> Phó Tổng thống Mỹ gặp Tổng thống Guaido, Ngoại trưởng Pompeo gọi Maduro là „kẻ độc tài Xã hội Chủ nghĩa“

>> Chủ tịch Kim Jong-un chỉ đạo Chính phủ Bắc Triều Tiên viết thư khẩn cầu viện trợ lương thực gửi tới Liên Hiệp Quốc trước chuyến đi Hà Nội

>> Phát hiện làm chui và trốn thuế – Đức tăng thẩm quyền và tuyển thêm 3500 nhân viên cho cơ quan thuế vụ

>> Việt Nam và Đức thảo luận về việc định hướng lại quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước – Vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh được đề cập đến trong cuộc hội đàm

>> Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh sắp đi thăm Đức không chính thức

>> Trong vòng 2 tuần, Bia mộ của Karl Marx đã bị phá hoại 2 lần

>> Ngày càng nhiều người nước ngoài được đưa lậu vào Đức bằng giấy tờ giả

>> Vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh: Cảnh sát Đức đang có mặt tại Slovakia thẩm vấn 14 nhân chứng 

>> Cảnh sát Đức phát hiện trung tâm buôn lậu lươn quốc tế tại nhà hàng ăn châu Á

>> Vụ án chấn động nước Đức: Phải chăng hung thủ sinh viên Việt Nam đã ăn gan nạn nhân người Trung Quốc?

Kasse animation 7.8.2023