Trong hơn 40 năm qua, Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn không ngừng tuyên truyền về một xã hội chủ nghĩa lý tưởng: nơi mọi người đều bình đẳng, không có giai cấp, không có người bóc lột người. Tuy nhiên, hiện thực ngày càng cho thấy mô hình này dường như chỉ là “giấc mơ” của một bộ phận lãnh đạo nhưng lại là “cơn ác mộng” của những người dân sống trong cảnh bị bóc lột, thiệt thòi và bất công. Trong khi người dân phải rời quê, còng lưng đi xuất khẩu lao động ở Nhật, Hàn, Đài Loan… để kiếm từng đồng, thì con cái của các lãnh đạo lại ung dung sống ở các quốc gia “tư bản thù địch”. Những thông tin trên mạng xã hội tiết lộ:
Con ông Tô Lâm học tại Anh với mức học phí khoảng 55.000 USD/năm
Con ông Vương Đình Huệ học tại Mỹ với chi phí 60.000 USD/năm
Con ông Nguyễn Xuân Phúc tiêu tiền thoải mái trong thời gian du học Mỹ
Trong khi đó, mức lương chính thức của lãnh đạo cao cấp chỉ vào khoảng 19–20 triệu đồng/tháng. Vậy thì nguồn tiền cho những khoản chi tiêu xa xỉ ấy đến từ đâu?
Trong khi nhà nước tuyên truyền về “xã hội chủ nghĩa bình đẳng”, thì thực tế lại cho thấy sự phân tầng rõ rệt giữa tầng lớp lãnh đạo và người dân. Việc con cái lãnh đạo được ưu tiên du học, định cư, và hưởng đặc quyền khiến nhiều người dân cảm thấy bị phản bội bởi chính hệ thống mà họ từng tin tưởng. Victor Hugo từng nói “Chủ nghĩa cộng sản là giấc mơ của vài người, nhưng là cơn ác mộng của nhân loại” thường được trích dẫn trong các bài viết phản biện chủ nghĩa cộng sản.
Sự chênh lệch giàu nghèo không chỉ là hệ quả kinh tế mà là hệ quả của một hệ thống mất kiểm soát về quyền lực và đạo đức. Các vụ án lớn như Việt Á, các phi vụ đất đai, ngân hàng… đều cho thấy sự cấu kết giữa chính quyền và doanh nghiệp nhằm trục lợi ngân sách. Trong bối cảnh đó, những tuyên ngôn “xã hội chủ nghĩa công bằng, văn minh” trở nên sáo rỗng, nếu không muốn nói là đạo đức giả.
Chủ nghĩa xã hội không sai về “lý thuyết”. Nhưng khi được vận hành bởi một hệ thống thiếu minh bạch, thiếu kiểm soát và đầy đặc quyền, thì chính nó trở thành công cụ duy trì quyền lực cho một nhóm nhỏ và để lại gánh nặng cho số đông. Đã đến lúc người dân có quyền chất vấn: tiền từ đâu ra, ai thật sự hy sinh và ai đang hưởng lợi từ niềm tin đã mất.
Nhân dân Việt Nam hãy tỉnh thức. Đừng để “giấc mơ XHCN” của họ biến thành giấc mơ không lối thoát của hàng triệu người dân. Vì cái xã hội mà “con ông cháu cha bay lên mây”, còn dân thì lún mãi dưới bùn. Nó không phải thiên đường – Nó là địa ngục được PR bằng nghị quyết.
Thanh Nam