Ở một thành phố được gọi là “Thủ đô ngàn năm văn hiến,” thu thuế từng bữa ăn, từng mét đất, từng lít xăng của dân.
Mà cái nhà vệ sinh công cộng tối thiểu cho du khách cũng không lo được.
Rồi “vận động” dân tự nguyện mở nhà, gánh hộ chi phí, rủi ro, bất tiện, rồi các ông ngồi trên ghi thành thành tích phát triển du lịch, xây dựng văn hóa.
Cái gì cũng muốn dân hy sinh.
Nhưng công quỹ lại nuôi một bộ máy cồng kềnh, xe công nhà công, tiệc tùng hội họp, dự án tượng đài trăm tỷ…
Rồi giờ đòi dân mở cửa toilet miễn phí để giữ hình ảnh thủ đô “hiếu khách”.
Đó không phải nhân văn. Đó là trục lợi trên sự chịu đựng của dân.
Cái bi kịch của xã hội này là:
Tiền thuế thì từ dân.
Đất đai thì ghi “sở hữu toàn dân” nhưng dân không có quyền định đoạt, chỉ có quyền đóng phí, bị thu hồi, bị ép giá.
Tài nguyên khoáng sản “của nhân dân” nhưng nhân dân chẳng bao giờ được chia phần.
Chính quyền gọi là “của dân, do dân, vì dân” nhưng dân không thể bầu ra lãnh đạo, không thể thay đổi chính sách, không thể phản biện công khai.
Còn lại dân chỉ được yêu cầu hy sinh:
– Hy sinh đời mình trong chiến tranh.
– Hy sinh con cái thành “lá chắn sống.”
– Hy sinh tài sản để “chung tay xây dựng.”
– Hy sinh sự riêng tư, mở cửa toilet phục vụ “hình ảnh du lịch.”
– Hy sinh nhân phẩm khi phải cúi đầu xin xỏ từng giấy tờ, từng thủ tục.
Nhưng tuyệt nhiên không được quyền làm chủ đất nước.
Không được quyền chất vấn, không được quyền đòi hỏi, không được quyền từ chối sự sắp đặt của tầng lớp cai trị.
Nó gọi là “chủ nghĩa hy sinh một chiều.”
Dân chỉ có nghĩa vụ, còn quyền lực và lợi ích thì “của chế độ.”
Hong Thai Hoang