Sau cái chết của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, theo giới quan sát chính trường Việt nam đã chuyển từ chính trị “đa cực” sang “độc cực” Công an trị toàn diện.
Đây chính là lý do vì sao từ tháng 5/2024, cựu Bộ trưởng Bộ Công An – ông Tô Lâm đã có nhiều chỉ dấu cho thấy đang vội vã xóa sổ các “di sản” về đường lối cũng như nhân sự của ông Nguyễn Phú Trọng.
Việc phe Nghệ An, với các nhân tố lãnh đạo chủ lực như Nguyễn Sinh Hùng, Vương Đình Huệ và Phan Đình Trạc…, đã nhanh chóng rã đám đã chứng minh cho thấy, điểm tựa không phải là vấn đề lý luận, càng không phải là yếu tố quân đội, mà là hệ thống kiểm soát chặt chẽ do Bộ Công an cầm trịch.
Do vậy, ngay sau khi ông Nguyễn Phú Trọng “đột ngột” qua đời thì ông Tô Lâm cựu Bộ trưởng Bộ Công an lên kế nhiệm, và lập tức thế “kiềng ba chân” của ông Trọng bị mất điểm tựa.
Đáng chú ý, ông Tô Lâm đã cho đánh thẳng “ổ Nghệ An” thông qua các biện pháp điều chuyển, kỷ luật hoặc “cho nghỉ”. Điều đó đã khiến cho nhiều nhân vật từng là trụ cột của phe này phải tự nguyện biến mất khỏi chính trường.
Và khi ổ kháng cự của phe Nghệ An lún sâu vào thế phòng thủ, thì ngay lập tức, Tổng Bí thư Tô Lâm trở thành “cực quyền” duy nhất đủ sức điều phối tất cả các vấn đề quan trọng hàng đầu của Đảng, kể cả an ninh, quân đội, nhân sự và tổ chức.
Một câu hỏi đặt ra, vì sao “pháo đài” phòng thủ mang danh bất khả xâm phạm mang tên Nghệ An lại suy sụp và thất thủ quá nhanh ngoài sức tưởng tượng?
Theo giới phân tích, thứ nhất, ngay sau khi “mất vua” tức ông Trọng qua đời, phe Nghệ an ngay lập tức đã có tư tưởng rã đám. Bởi, uy tín cá nhân của ông Nguyễn Phú Trọng chính là chất “keo” liên kết đã không còn tác dụng.
Thứ 2, phe Nghệ An đã thiếu người đủ tầm cỡ lẫn thế lực có thể điều hành và che chắn. Cựu Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã nghỉ hưu từ lâu, còn ông Vương Đình Huệ bị ăn đòn bất ngờ của Tô Lâm đã mất hết nhuệ khí.
Trong lúc Trưởng Ban Nội Chính Trung ương Phan Đình Trạc bị Bộ Công An tiến hành điều tra nội bộ về việc “lạm dụng chiến dịch đốt lò” để kiếm chác.
Cộng với, các nhân vật lãnh đạo gốc Nghệ an như: Trần Sĩ Thanh, Hồ Quốc Dũng và Phạm Thị Thanh Trà…, cũng do mất điểm tựa sớm nên cuối cũng chọn giải pháp ở lại chung sống với hệ sinh thái của Tổng Bí thư Tô Lâm.
Bởi lý do, với đòn “An ninh hóa” hệ thống chính trị, kể từ khi lên ngồi ghế Tổng Bí thư, ông Tô Lâm đã nỗ lực bằng mọi cách để nắm trọn Ủy ban Kiểm tra, Ban Tổ chức, và đặc biệt là Cục Cảnh vệ cho chuyển từ Bộ Quốc phòng sang Bộ Công an.
Điều đó, đã khiến bất kỳ động thái phản kháng nào trong nội bộ của Đảng từ các phe phái hay cá nhân chống đối đều bị phát hiện từ sớm. Đã buộc phe Nghệ An phải chấp nhận “buông súng” để đổi lấy sự bình yên.
Ngoài ra, bằng chiến thuật “giải thể bằng sáp nhập” các tỉnh và thành phố, ông Tô Lâm đã khiến phe Nghệ An từng kiểm soát một mạng lưới cán bộ dày đặc ở vùng Bắc Trung bộ và Tây Nguyên bị “bẻ gãy” cấu trúc lãnh đạo địa phương.
Khi cán bộ buộc phải chuyển tỉnh, mạng lưới thân hữu cũ bị bứt rễ, tạo khoảng trống cho người của Bộ Công an thân cận với ông Tô Lâm đã nhanh chóng lấp đầy.
Việc phe Nghệ An đã từng là “con dao pha” trong cuộc chiến chống tham nhũng, nhưng vẫn bị vô hiệu hóa và làm tê liệt chỉ trong vòng 12 tháng đã cho thấy điều đó.
Trong thế độc quyền hiện tại, điểm yếu của Tô Lâm có thể là, khi một sự cố an ninh vượt tầm kiểm soát, thì điểm yếu của Tô Lâm sẽ hiện hình rõ nhất, lúc đó, ông Tô Lâm không còn phe cánh đủ mạnh để làm chiếc phao cứu sinh cho ông và đồng bọn. Chúng ta hãy cùng chờ xem!
Trà My – Thoibao.de