Xây tượng Lê Nin – lãnh đạo xứ Nghệ cố hốt cú chót?

Tính chất “Cộng sản” của Đảng Cộng sản Việt Nam, theo giới quan sát, công luận và truyền thông quốc tế đánh giá, chỉ còn vẻn vẹn trong cái tên gọi. Dù rằng, Đảng vẫn luôn khẳng định, Chủ nghĩa Marx-Lenin là “nền tảng tư tưởng” và là “học thuyết Cách mạng”.

Đó là lý do vì sao, bản tin của báo Tuổi Trẻ ngày 3/4 với tựa đề, “Nghệ An sẽ có tượng Lênin bằng đồng nặng 4,5 tấn”, đã làm dư luận trên mạng xã hội nổi sóng.

Bản tin cho biết, Tỉnh ủy Nghệ An sẽ tổ chức lễ khánh thành công trình tượng Lênin tại thành phố Vinh, vào giữa tháng 4/2024. Tượng Lênin nặng 4,5 tấn, được làm bằng đồng nguyên chất, được lãnh đạo Nghệ An ca ngợi rằng: sẽ tạo thêm không gian đẹp, điểm nhấn cho diện mạo đô thị trung tâm thành phố Vinh.

Theo giới quan sát, thông tin này không mới, vì dự án này đã được chính quyền tỉnh Nghệ An thông báo từ đầu năm 2020, nhưng bị gián đoạn bởi đại dịch Covid-19.

Dự án này đã bị nhiều người sử dụng mạng xã hội ở chỉ trích nặng nề. Bởi chính bản thân nước Nga và nhiều nước Xã hội Chủ nghĩa cũ, đã đập phá, gỡ bỏ gần hết tượng Lenin, vậy tại sao lãnh đạo tỉnh Nghệ An lại muốn dựng tượng “kẻ phản động” này?

Nhà báo Nguyễn Quốc Bình viết trên trang Facebook cá nhân:

“Thiếu gì cách kiếm tiền, tại sao quan chức vẫn cứ thích làm mấy cái thứ tào lao như cổng chào, tượng đài như vậy.

Mà cái tượng đài này thì cả thế giới người ta đã vứt vào sọt rác rồi, sao vẫn còn cố đấm ăn xôi như vậy, để dân nó chửi cho điếc cả tai. Một cái tỉnh đông ủy viên Trung ương nhất, nghèo nhất, mà chẳng thấy thằng nào mở miệng ra can ngăn.”

Facebooker Thái Bảo viết: “Chúng nó chỉ cần có tượng đài là được, đâu cần hình gì, của ai! Chỉ bày vẽ ra để có cái mà đớp. Chúng nó thờ thằng Lênin và thằng ấy, vì được nó phù hộ cho tham nhũng hay sao?”

“Làn sóng” xây tượng đài, cổng chào, của các quan chức lãnh đạo địa phương ở Việt Nam, tưởng đã chấm dứt, bởi sự chỉ trích từ truyền thông nhà nước cũng như công luận. Vậy mà đến nay vẫn còn.

Dẫu rằng, xây tượng đài chỉ thuần túy phục vụ cho công tác tuyên truyền của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhưng các quan chức địa phương cũng được “xơ múi” kha khá. Và nó chính động lực để các quan nghĩ đủ cách, đủ kiểu để hưởng % “hoa hồng” từ dự án.

Công luận cho rằng, trong lúc, đa phần người dân còn phải lo cái ăn cái mặc, trẻ nhỏ còn thiếu học phí, người già thiếu tiền thuốc men, thì xây tượng đài là việc làm vô bổ, lãng phí, và không thiết thực.

Vậy tại sao, các địa phương không dành những nguồn ngân sách đó để lo những việc thiết thực với dân hơn, như đầu tư vào hạ tầng cơ sở, đầu tư vào bệnh viện, trường học, hay các chương trình xóa đói giảm nghèo?

Xây dựng tượng đài chỉ là thủ thuật của lãnh đạo địa phương, để có các khoản “hoa hồng”, lót tay lên đến 30 – 40 % trị giá của công trình. Với công trình nghìn tỷ, thì khoản hoa hồng này là cực lớn. Bởi vậy, nó có một sức hấp dẫn ghê gớm. Đó là lý do tại sao, những tỉnh luôn vẫn phải “xin gạo cứu đói” cho dân, lại là những địa phương “đầu tầu”, hăng hái nhất trong việc xây tượng đài, và Nghệ An là một ví dụ.

Theo giới chuyên gia, việc xây dựng tượng đài dễ tham nhũng hơn cả, bởi những rủi ro do công trình kém chất lượng gây ra, thấp hơn các công trình xây dựng khác. Do đó, tỷ lệ “lại quả có thể không phải là 30-40%, mà có thể lên đến 60-70% tổng mức đầu tư, với dự án tượng đài.

Theo giới chuyên gia, việc xây dựng tượng đài ồ ạt ở Việt Nam những năm qua, hoàn toàn không liên quan đến nhu cầu văn hóa, nghệ thuật thẩm mỹ, hay không gian thư giãn của người dân. Mà chủ yếu là do các quan làm kinh tế! Lãnh đạo các địa phương muốn kéo vốn ngân sách về cho địa phương mình, và thông qua dự án tượng đài, cổng chào… để xà xẻo, lấy tiền chia nhau bỏ túi.

Khi việc xây dựng tượng đài trở thành nhiệm vụ chính trị của địa phương, chắc chắn không ai dám ngăn cản. Đồng thời, dự án sẽ dễ dàng được thông qua, với kinh phí được duyệt khá thoáng. Đó là chưa kể tới, việc điều chỉnh sửa đổi thiết kế trong quá trình thi công, dự toán phát sinh cũng được thông qua dễ dàng. Đây là điều kiện để các quan chức địa phương tha hồ kiếm chác.

Một điều đáng báo động là, chất lượng các công trình tượng đài, sau khi khánh thành, chất lượng xuống cấp rất nhanh. Do thi công ẩu, bớt xén số lượng và chất lượng nguyên vật liệu… nên chỉ sau một thời gian ngắn, các tượng đài mau chóng trở nên hoang phế, tàn tạ.

Đừng quên, cựu Thủ tướng Anh Quốc – ông Winston Churchill – đã từng khẳng định: “Tư bản Chủ nghĩa có thể không chia đều sự giàu có, nhưng Xã hội Chủ nghĩa thì chia rất đều sự nghèo khổ”./.

 

Trà My – Thoibao.de

Kasse animation 7.8.2023