Vụ án Vạn Thịnh Phát: Chơi chiêu “cắt đuôi”, Tổng Trọng có trốn nổi Tô Lâm?

Vụ án Vạn Thịnh Phát: Chơi chiêu “cắt đuôi” Tổng Bạc có trốn nổi Tô Đại?

Kết luận điều tra của C03 Bộ Công an cho biết, bà Đỗ Thị Nhàn, cựu Cục trưởng Cục Thanh tra Giám sát Ngân hàng II – Ngân hàng Nhà nước, đã nhận hối lộ số tiền đặc biệt lớn, lên đến 5,2 triệu USD (tương đương hơn 118 tỷ đồng), để bao che, bưng bít cho các sai phạm của bà Trương Mỹ Lan và Ngân hàng SCB trong việc lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của người gửi tiền.

Công luận đánh giá, điều đó cho thấy, cơ chế giám sát của hệ thống quản lý nhà nước về hoạt động của ngân hàng là hết sức yếu kém, và có nhiều lỗ hổng nghiêm trọng. Nhưng vấn đề là, cả một “bầy sâu” trong hệ thống ngân hàng, vì sao, đến nay vẫn không xử lý hình sự những người đứng đầu?

Báo Dân Trí ngày 29/2 đưa tin, “Vụ Vạn Thịnh Phát: Cựu lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước thành phố Hồ Chí Minh gây thiệt hại 606.460 tỷ đồng”. Bản tin cho biết, trong vụ án xảy ra tại Ngân hàng SCB, Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và các đơn vị liên quan, có 5 bị cáo bị Tòa án thành phố Hồ Chí Minh xét xử về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”. Đó là các bị cáo: Nguyễn Văn Dũng – Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh; Võ Văn Thuần, Nguyễn Thị Phi Loan và Phan Tấn Trung, cùng là Phó Chánh thanh tra giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh; và Nguyễn Tín – Tổ trưởng Tổ giám sát.

Theo cáo buộc, ông Nguyễn Văn Dũng và đồng phạm đã có nhiều sai phạm, để nhóm Trương Mỹ Lan thực hiện hành vi phạm tội. Hồ sơ vụ án thể hiện, ông Dũng đã gây thiệt hại lên tới 606.460 tỷ đồng.

Hãng thông tấn AFP, trong một bài bình luận về Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và bà Trương Mỹ Lan, mới đây đã đánh giá, “bà Lan một Đại gia bất động sản và đây là vụ lừa đảo lớn nhất Việt Nam từ trước đến nay”.

Đồng thời, bài báo này cho rằng, vụ bê bối của Ngân hàng SCB và Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, với sự thiệt hại lên tới hàng chục tỷ USD, đã bộc lộ cho thấy, các cơ quan quản lý của Nhà nước Việt nam có sự vô trách nhiệm đến mức đáng ngờ.

Theo giới phân tích, bà Lan vẫn dùng thủ đoạn sử dụng tiền của người gửi sau, để trả cho người gửi tiền trước. Công luận đã đặt câu hỏi, với một hệ thống giám sát chặt chẽ của hàng chục cơ quan quản lý của nhà nước, trong đó có Ngân hàng Nhà nước, hệ thống An ninh kinh tế của Bộ Công an… tại sao lại để bà Trương Mỹ Lan hoành hành như chỗ không người suốt nhiều năm?

Sự sơ hở do chủ ý, đã tạo điều kiện cho bà Lan biển thủ khoảng 12,53 tỷ USD từ Ngân hàng SCB. Đó là chưa kể đến, số tiền 30 nghìn tỷ đồng, tương đương với 1,24 tỷ USD liên quan tới việc gian lận phát hành trái phiếu.

Giới quan sát đặt câu hỏi, “Vì sao, còn quá nhiều điều nổi cộm chưa được làm rõ ở vụ án,  thì lãnh đạo Việt Nam lại cho dừng cuộc điều tra đã dừng lại ở đó?”. Tương tự, báo Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng đã đưa ra một thắc mắc, và đặt câu hỏi đáng chú ý, “vì sao, Việt Nam đã khởi tố và bắt giam bà Trương Mỹ Lan và các đồng phạm từ đầu tháng 10/2022, nhưng cho đến nay, vẫn chưa có [thêm] các quan chức Chính phủ hay Ngân hàng Nhà nước nào bị xử lý kỷ luật, về trách nhiệm liên quan?”

Trước đó, đã xuất hiện tin đồn, vụ án này được xử lý theo sự chỉ đạo của Bộ Chính trị, và Tổng Trọng sẽ không tiếp tục điều tra về trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước, cũng như giới chức Chính phủ.

Giới quan sát đặt câu hỏi, tại sao tình trạng quản lý lỏng lẻo tới mức, để thất thoát tới hơn một triệu tỷ đồng, là số tiền mà bà Trương Mỹ Lan lừa đảo được trong vòng 10 năm. Trong thời gian 10 năm đó, trải qua 3 đời Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, là Nguyễn Văn Bình, Lê Minh Hưng, và đương kim Thống đốc Nguyễn Thị Hồng. Vậy tại sao, Ngân hàng SCB chỉ bị thanh tra duy nhất một lần.

Tại sao, các Thống đốc Ngân hàng Nhà nước như Nguyễn Văn Bình, ông Lê Minh Hưng và bà Nguyễn Thị Hồng, lại là những nhân vật có mối quan hệ khăng khít với Tổng Trọng, lại không được điều tra làm rõ?

Công luận đặt câu hỏi, tại sao, ông Tô Lâm và Bộ Công an mở rộng điều tra vụ án Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2, lại không kết thúc trước khi xét xử vụ án Vạn Thịnh Phát trong những ngày tới đây?

Và nếu như, cách đây hơn một năm, cựu Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, đã bị buộc phải từ chức vì trách nhiệm chính trị trong vụ án chuyến bay giải cứu; thì ông Nguyễn Phú Trọng, với tư cách là người đứng đầu Đảng Cộng sản, chắc chắn phải chịu trách nhiệm./.

 

Trà My – Thoibao.de

Kasse animation 7.8.2023