EVN lại tăng giá điện

Link Video: https://youtu.be/qeJQOOL8wpU

Ngày 9/11, RFA Tiếng Việt loan tin “EVN điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân tăng thêm 4,5% từ 9/11”.

Theo đó, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã có quyết định về việc điều chỉnh giá bán lẻ điện, bình quân tăng thêm 4,5%, lên hơn 2.000 đồng/kWh, bắt đầu từ ngày 9/11/2023.

Như vậy, giá điện tăng từ mức 1.920,3 đồng lên mức giá mới là 2.006,79 đồng/kWh (chưa bao gồm VAT); giá bán lẻ điện bình quân tăng thêm hơn 86,41 đồng/kWh.

RFA cho biết, đây là lần thứ hai EVN điều chỉnh giá điện và thực hiện trong thẩm quyền, với mức tăng 3% và 4,5% trong năm 2023, đưa giá điện tăng thêm hơn 142,35 đồng/kWh.

Theo RFA, tờ VnExpress dẫn lời ông Nguyễn Đình Phước, Kế toán trưởng EVN nói, việc tăng giá sẽ giúp EVN thu thêm khoảng 3.200 tỷ đồng từ nay đến cuối năm, giúp Tập đoàn giảm một phần khó khăn của năm 2023.

Dư luận Việt Nam lâu nay vẫn lên án việc EVN, dù giữ độc quyền mua bán điện, nhưng vẫn làm ăn bết bát, quản lý yếu kém. Họ vừa sử dụng nhiệt điện gây ô nhiễm, thủy điện tàn phá môi trường và chậm trễ trong chuyển đổi xanh, vừa không đảm bảo điện năng cung cấp cho sinh hoạt và sản xuất. Nhưng khi thua lỗ, thì EVN đổ lên đầu người dân, bắt dân phải gánh chịu, bằng cách tăng giá điện. Điều này đã diễn ra trong suốt nhiều năm.

RFA cho hay, năm ngoái, Tập đoàn này lỗ hơn 26.000 tỷ đồng, sau khi tiết giảm các chi phí trên 10.000 tỷ đồng. Trong báo cáo gần đây của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, khoản lỗ của EVN tăng thêm khoảng 28.000 tỷ đồng trong 8 tháng.

Trước đó, EVN đã nhiều lần đề xuất tăng giá điện để bù lỗ, tuy nhiên, việc đề xuất trên gặp phải nhiều phản ứng từ người dân và giới chuyên gia.

RFA dẫn lời Tiến sĩ Ngô Đức Lâm, chuyên gia năng lượng độc lập thuộc Liên minh Năng lượng bền vững Việt Nam; nguyên Phó viện trưởng Viện Năng lượng, cho rằng:

Cái lỗi của thượng tầng, tức là lỗi của người định hướng, là định hướng sai, nhưng nhân dân phải chịu. Nhân dân phải chịu đựng cái không đáng phải chịu đựng, thì cái đó không hợp lý.”

Hình: Bản tin về tăng giá điện trên RFA

RFA cho biết thêm, hồi tháng 5/2023, EVN đã tăng giá điện ở mức 3%, nhưng chỉ mang lại doanh thu tăng thêm cho EVN là 8.000 tỷ đồng, nên chưa đủ bù đắp chi phí giá, khiến Tập đoàn này gặp nhiều khó khăn về tài chính và tiếp tục gặp lỗ.

Kinh doanh thua lỗ, giá điện tăng liên tục, nhưng sản lượng điện lại thiếu trầm trọng, nhất là trong dịp hè vừa qua. Việc này đã khiến nhiều công ty, xí nghiệp phải dừng sản xuất một thời gian, người dân thậm chí phải vào hang đá để tránh nóng.

Việc thiếu điện là một trong những nguyên nhân khiến nhiều nhà đầu tư nước ngoài chùn tay, từ bỏ việc đầu tư mới hoặc mở rộng đầu tư ở Việt Nam. Điển hình là trường hợp Tập đoàn Intel của Mỹ đã công bố việc ngừng mở rộng đầu tư vào Việt Nam.

Một bản tin ngày 16/9 của RFA cho biết, theo Kết luận thanh tra của Bộ Công thương công bố hồi tháng 7, nhận định, EVN chậm đầu tư nguồn, lưới điện; điều độ hệ thống mất cân đối, dẫn tới thiếu điện mùa khô 2023. Nguyên nhân trực tiếp được xác định là do lượng điện tiêu thụ trong các tháng hè tăng cao, trong khi thuỷ điện, một trong hai nguồn cung chính điện tại Việt Nam bị sụt giảm do hạn hán.

World Bank ước tính, phí tổn kinh tế của các đợt mất điện tháng 5, 6 vừa qua khoảng 1,4 tỷ USD, tương đương 0,3% GDP.

Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã tiến hành kiểm điểm các cá nhân và tập thể, bao gồm Ban Tổng giám đốc, thành viên Hội đồng Thành viên và lãnh đạo các công ty con trực thuộc của EVN, vì đã để xảy ra tình trạng thiếu điện trong tháng 5, gây đình trệ sản xuất ở nhiều khu công nghiệp trong nước.

Tuy nhiên, kiểm điểm này cũng chỉ chung chung, không thấy quy trách nhiệm cụ thể, cũng như không thấy đưa ra giải pháp bền vững cho những mùa sau.

Hình: Tin về việc EVN kiểm điểm nội bộ do để thiếu điện

Minh Vũ

>>> Đại dịch Covid-19 và bài học “chuyển bại thành thắng” của Thủ tướng Chính?

>>> Đề nghị giảm tội cho quan tham “không vụ lợi”: Viện trưởng Lê Minh Trí không thuộc bài?

>>> Thủ Chính và Thống đốc Hồng bị đuối trong “bánh vẽ” của con trai Ba Dũng

>>> Tướng Tô Lâm cho trụ sở Bộ Công an nuốt hàng loạt nhà nhân, dân kêu trời không thấu (bài 1)

Lại tiếp diễn tình trạng chủ Hàn Quốc về nước, công nhân bị nợ lương

Kasse animation 7.8.2023