Biến nạn nhân thành “tội phạm”, đòn đánh dân cực hiểm của Tướng Tô Lâm (bài 3)

 

Tuy chế đội này luôn hô hào rằng, họ là nhà nước “của dân do dân và vì dân”, nhưng từ trong hành động, Đảng Cộng sản đã bộc lộ hết những gì mà họ nghĩ. Đấy là, họ muốn dân phải mù để nhầm lẫn giữa thủ đoạn và công ơn của Đảng. Nếu dân không mù, thì họ muốn dân phải sợ khi nhắc đến chính quyền. Và đó là nguyên nhân vì sao, Đảng Cộng sản luôn ưu ái cho Bộ Công an, dành cho Bộ này nhiều quyền, nhiều tiền và nhiều vũ khí.

Nói nhà nước Cộng sản là chế độ thực hiện ngu dân hóa cũng đúng, mà nói họ là nhà nước Công an trị cũng đúng. Bởi ngu dân hóa và Công an trị là 2 mặt của một đồng tiền. Một chính quyền muốn ngu dân hóa là một chính quyền bất chính, và cũng chính từ bản chất bất chính này, mà họ cần nhiều công an hơn để trị dân. Bởi những gì họ đang, đã và sẽ làm, là những thứ mà nếu người dân có hiểu biết, có lương tri, thì ắt phải lên tiếng.

Nếu nói, nhà nước dân chủ tiến hóa theo hướng liêm chính hơn, thì nhà nước Cộng sản lại tiến hóa theo hướng thủ đoạn hơn, thâm hiểm hơn. Việc dùng công an trấn áp dân là cách làm hạ sách, cách làm thượng sách là biến dân oan thành tội phạm, rồi nhà nước nhân danh pháp luật mà trừng trị họ.

Vụ dân Nghi Sơn – Thanh Hóa biểu tình phản đối cảng Long Sơn mới đây, cho thấy, Bộ Công an đã sử dụng thủ đoạn tinh vi này như thế nào.

Chính quyền lập dự án phá hủy nguồn sống lâu đời của ngư dân. Dân đứng lên phản đối. Rồi sau đó, Bộ Công an nhảy vào, cho khởi tố những nạn nhân của dự án, bằng cách vu cho họ là “gây rối trật tự công cộng”. Từ đó, người dân – từ nạn nhân bị Công an biến thành tội phạm. Mặc dù, nguyên nhân gây nên sự phản đối là bởi chính quyền đạp đổ chén cơm dân.

Ở vụ mở rộng trụ sở 44 Yết Kiêu, Hà Nội, cũng tương tự. Hiện nay, ông Tô Lâm đang dựng kịch bản, để biến những người dân bị cướp đất tại đây thành tội phạm. Cách làm của ông Đại tướng Tô Lâm là như thế nào?

Để bắt ép và đàn áp, buộc người dân phải chấp nhận cho chính quyền thực hiện đo đạc, công an đã dùng hạ sách là gọi điện đến các cơ quan, chỗ làm việc của con em các gia đình thuộc diện bị giải tỏa nói trên. Thậm chí, họ còn gọi điện cho cả bạn bè, họ hàng, thông gia của những gia đình này để gây áp lực. Nếu không hợp tác, công an sẽ tác động để con em các nạn nhân phải nghỉ việc.

Bản thân các chủ hộ bị thu hồi đất và người thân của họ luôn bị người theo dõi và đi theo, như thể họ là tội phạm. Đây là hành vi dơ bẩn, đê tiện mà công an thực hiện. Nhân quyền bị xâm phạm nghiêm trọng. Sự đe dọa, uy hiếp tinh thần, tưởng chừng chỉ là hành vi của bọn xã hội đen, bọn đòi nợ thuê, của côn đồ, thì nay lại được thực hiện bởi những con người đang thực thi pháp luật.

Mặt khác, việc các cơ quan báo chí đăng tin bài sai sự thật đã gây bức xúc, phẫn nộ và uất ức cho toàn bộ người dân trong diện bị thu hồi đất. Báo Tiền phong đăng tin bài ngày 6/7; Báo Kinh tế đô thị, Báo Văn hóa đăng tin bài ngày 28/7, rằng, nhân dân đồng thuận việc thu hồi đất để mở rộng trụ sở Bộ Công an số 44 Yết Kiêu. Trong khi, 90% hộ dân ngõ Hàng Lọng, mặt phố Nguyễn Du và mặt phố Lê Duẩn phản đối việc thu hồi đất.

Ngày 11/8, thực hiện việc cưỡng chế đo đếm nhà đất, công an không mặc đồng phục, không đeo biển tên, không có thẻ, ngang nhiên bắt giữ 5 công dân từ 14 giờ 20 phút, đến 22 giờ 50 phút, mà không có quyết định tạm giữ. Điều này trái với Điều 18, Nghị định 142/2021/NĐ-CP, quy định về thời hạn tạm giữ người theo thủ tục hành chính. Bẩn đến mức, Công an còn can thiệp với bưu chính để ngăn cản việc người dân gửi đơn cho Ủy Ban Thường vụ Quốc hội.

Hiện nay, Công an đang bố trí thiên la địa võng, trong đó có sự góp sức của báo chí nô bộc, lùa cho những nạn nhân bị cướp đất vào bẫy. Họ chờ đợi, bất kỳ hành động phản kháng nào của nạn nhân cũng đều có thể bị công an ghép tội, bắt nhốt, rồi sau đó để cả hệ thống báo chí sẽ quy chụp những nạn nhân tội nghiệp kia thành tội phạm. Thật, thủ đoạn của Cộng sản thâm sâu khó lường.

Ý Nhi – Thoibao.de

Kasse animation 7.8.2023