Truyền thông độc quyền do Đảng kiểm soát, nhưng vẫn có cơ hội lột mặt quan chức dối trá

Link Video: https://youtu.be/RnTrhUysiPg

Ngày 6/10, RFA Tiếng Việt có bài bình luận của Phó Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Quý Thọ, nguyên Trưởng khoa Chính sách Công, Học Viện Chính sách và Phát triển, thuộc Bộ Kế hoạch Đầu tư, Việt Nam. Bài viết có tựa đề “Truyền thông thể hiện quyền lực chế độ và phát ngôn của lãnh đạo gây “bão” mạng xã hội”.

Tác giả nhận xét, chế độ toàn trị bởi Đảng Cộng sản độc quyền truyền thông, không chỉ ngăn chặn thông tin “xấu độc” của “thế lực thù địch”, mà còn để ca ngợi tính ưu việt của chế độ. Tuy nhiên, trong những tình huống “bất ngờ”, những phát ngôn của lãnh đạo có thể cho biết rất nhiều về sự thật bị che giấu.

Theo tác giả, bản tin thời sự của Đài truyền hình Việt Nam là “sân khấu” độc diễn của các lãnh đạo cấp cao của chế độ. Nó phản ánh đặc trưng của chế độ Đảng Cộng sản toàn trị, là quyền lực tập trung cao độ và sự lãnh đạo tập thể, theo tôn ti trật tự: Tổng Bí thư Đảng, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội, rồi sau mới đến các lãnh đạo có thứ bậc thấp hơn…

Tác giả cho rằng, cơ chế thị trường khiến các quan chức có nhiều dịp để thể hiện “cái tôi” nhiều hơn, họ trở nên “thật hơn” với chính họ và công việc họ đang làm, trong đó có các phát ngôn gây sốc, gây bão mạng, và truyền thông đã “chớp” lấy cơ hội.

Tác giả dẫn phát biểu của ông Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao vào ngày 18/9 vừa qua, rằng “Cứ sai là kỷ luật thì lấy đâu ra người làm việc”. Ông ấy cho rằng, chỉ khi nào cố tình làm sai, làm sai lệch hồ sơ vụ án, giả mạo hồ sơ… thì mới phải chịu trách nhiệm…

Phát ngôn “gây sốc” này lập tức làm “dậy sóng” mạng xã hội. Tác giả cho hay, các facebookers đã gợi nhớ về câu nói của một nguyên lãnh đạo trong “tứ trụ”, đại ý rằng kỷ luật hết lấy cán bộ đâu làm việc?! Dư luận cho rằng, nói như thế là “bao biện” về năng lực chuyên môn, có thể gây hậu quả nghiêm trọng. Hơn thế, Nghị quyết Quốc hội “cho phép” tỷ lệ 1,5% án oan sai là “nguy”, dân oan sẽ có thể rất lớn, ước tính khoảng 9.000 vụ “oan sai” được phép trên hơn 600 ngàn vụ án!

Vẫn theo tác giả, từ chủ trương “sai” việc hoạch định và thực thi chính sách “bất chấp” có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, như vụ hành quyết tử tù oan Lê Văn Mạnh và ngày 22/9 vừa qua.

Hình: Bài bình luận trên RFA

Tác giả đánh giá, trong chiến dịch chống tham nhũng, không ít lãnh đạo bị loại khỏi hệ thống quyền lực. Lời nói trái ngược với việc làm, họ đã phơi bày sự giả dối, bộ mặt đạo đức giả. Những lời rao giảng đạo đức tương phản với những gương mặt “thiểu não”, vì đã bị “Đảng kỷ luật” hay bị “truy cứu trách nhiệm hình sự!”.

Tác giả nhận định, sự khác biệt về thể chế chính trị có thể được tôn trọng, nhưng sự khác biệt giữa tự do và độc quyền, trong đó có truyền thông, báo chí, không thể không được nhận thức về tính ưu việt của nó cho phát triển của mỗi quốc gia. Trong khi độc quyền truyền thông nhằm mục đích tạo sự trung thành và “vâng lời” với Đảng, với chế độ, thì tự do báo chí thể hiện nguyên tắc hàng đầu của chế độ dân chủ là công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình trước người dân.

Tác giả kết luận, người dân không thích, không tin những kẻ giả dối và không muốn những kẻ như vậy nắm vận mệnh quốc gia. Thể chế cần cải cách theo hướng tạo ra cơ chế để nhận diện và có thể loại bỏ các phần tử này.

Nhưng thật trớ trêu, trong khi Đảng cam kết “làm trong sạch” bộ máy, thì trong khi giới tinh hoa vẫn tranh cãi “bất phân thắng bại”, rằng những cán bộ lãnh đạo suy thoái, tham nhũng đang hủy hoại chế độ, hay chế độ đang sụp đổ sản sinh những cán bộ lãnh đạo giả dối!

Ý Nhi

>>> Chùa Ba Vàng thờ tượng đại quan nhà Đường để đón Tập Cận Bình thăm Việt Nam?

>>> Tô Lâm quan tâm đến phần mềm giám sát, theo dõi … Giá tiền bao nhiêu không thành vấn đề!

>>> Đón Tập đến, vì sao Tổng phải che dấu vết “đi đêm” với Mỹ?

>>> Học tập đạo đức HCM quan chức càng học thì càng hư, càng học càng ăn cắp thì học làm gì?

Đầu tư ra nước ngoài là cách để các tỷ phú Việt Nam bảo vệ tài sản

Kasse animation 7.8.2023