Dầm gãy, một tiếng chuông cảnh báo. Bộ GTVT đem sinh mạng dân ra đùa?

Hệ thống đường cao tốc là hệ thống đường đan xen giữa đường trên mặt đất và đường trên cao liên kết nhau. Hệ thống đường trên cao được thi công y hệt như làm cầu. Tuy nhiên, những ngày qua, báo chí đưa tin rầm rộ về việc dầm cầu bị gãy, đổ sập, tại dự án cao tốc Bắc – Nam giai đoạn 2017 – 2020, đoạn Diễn Châu – Bãi Vọt. Để giải thích cho trường hợp này, báo chí đã nói rằng, dầm bị gãy do va chạm khi cẩu. Tuy nhiên, đây là lý do đổ thừa. Dầm cầu của đường cao tốc không phải là loại dễ gãy được, vậy mà nó đã gãy, là vì sao?

Dầm gãy, vấn đề không đơn giản

Dầm cầu là kết cấu chịu lực chính, nó nâng toàn bộ xe cộ giao thông trên đấy. Làm một con đường, người ta tính tuổi thọ của nó lên tới hàng trăm năm. Việc dầm cầu khi thi công bị gãy đổ, thì nhiều nhà phân tích đã đặt câu hỏi, chất lượng công trình đang thi công này đáng tin đến đâu?

Giả sử như dầm cầu không bị gãy khi thi công, mà gãy khi hàng loạt xe cộ đang lưu thông trên đấy, thì điều gì sẽ xảy ra đây? Và nhiều câu hỏi phát sinh khác được đặt ra, như là, liệu những đoạn cầu được thi công hoàn thiện liệu có đáng tin cậy hay không? Câu trả lời đang bị bỏ ngỏ.

Hệ thống đường cao tốc do Bộ Giao thông Vận tải làm chủ đầu tư. Cũng như bao dự án xây dựng khác, chủ đầu tư thuê đơn vị tư vấn giám sát và chọn nhà thầu. Đơn vị tư vấn giám sát có nhiệm vụ theo dõi từng công đoạn thi công của nhà thầu, để công trình đảm bảo chất lượng và thi công được an toàn. Việc dầm cầu bị gãy đổ, có nghĩa là, chất lượng công trình đang gặp vấn đề lớn.

Người châu Âu đề ra sự phân quyền độc lập giữa bên quản lý dự án, tư vấn giám sát và nhà thầu, là để đảm bảo chất lượng. Khi các đơn vị này làm việc độc lập, kiểm soát lẫn nhau và có trách nhiệm, thì chất lượng công trình mới được đảm bảo. Tuy nhiên, với Việt Nam thì chuyện thông đồng giữa các bên, đặc biệt là trong các công trình nhà nước là câu chuyện “thường ngày ở huyện”, nó rất phổ biến. Đó là lý do tại sao các công trình nhà nước mau xuống cấp, trong khi đó, các công trình do người Pháp để lại, có tuổi thọ trăm năm mà vẫn sử dụng tốt.

Ba bộ được Trung ương rót vốn đậm nhất là Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và Bộ Giao thông Vận tải. Cho nên, các sân sau đeo bám vào Bộ Giao thông Vận tải để kiếm chác rất đông. Và Bộ này ra chính sách giúp sân sau làm giàu, đây là câu chuyện không lạ lẫm gì. Tình trạng dung túng cho các BOT bẩn chính là hình thức Bộ Giao thông Vận tải làm chính sách nuôi sân sau, giúp các doanh nghiệp này hút máu dân nhiều năm qua.

Trở lại câu chuyện dầm cầu bị gãy. Đây là vấn đề đáng báo động, bởi nó có vấn đề trong quy trình đúc dầm cầu. Dầm cầu này là dầm cầu đúc trước và được chở đến công trường, rồi lắp ghép. Nó không phải là dầm đúc tại chỗ. Nếu dầm bị gãy đổ khi bê tông chưa cứng, thì đấy là sai sót của người thi công, nhưng dầm đúc sẵn mà bị gãy, thì đó không phải là sai sót, mà là cố ý sai có hệ thống.

Mà đã sai hệ thống thì làm sao đảm bảo chất lượng cho những dầm đã được lắp đặt xong? Liệu rằng, khi đường được thông xe, những chiếc xe lưu thông trên những cây dầm này có được đảm bảo an toàn hay không?

Vụ dầm cầu gãy này không được mạng xã hội lên tiếng nhiều. Tuy nhiên, vấn đề này không hề đơn giản, nó tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Nếu mạng xã hội không tạo áp lực để làm rõ, thì những vấn đề sâu xa có thể không được soi tận gốc, đến khi đó, sinh mạng người bị đem ra làm trò đùa với tử thần.

Sự thối nát của chính quyền tạo ra những công trình kém chất lượng. Công trình kém chất lượng gây ra lãng phí xã hội kinh khủng, không những thế, nó còn gây nguy hiểm cho tính mạng người dân.

Thu Phương – Thoibao.de (Tổng hợp)

Link tham khảo:

https://danviet.vn/du-an-cao-toc-dien-chau-bai-vot-do-sap-truy-trach-nhiem-vu-tap-the-ca-nhan-lien-quan-2023070219082652.htm

 

Kasse animation 7.8.2023