Công an chuẩn bị săn dân

Link Video: https://youtu.be/RBTMZSPEobA

RFA Tiếng Việt ngày 28/6 có bài bình luận của tác giả Đồng Phụng Việt, với tựa đề “Săn dê là… chuyện nhỏ! Chuẩn bị để săn dân mới là chuyện lớn”.

Tác giả nhắc lại vụ án liên quan đến 3 sĩ quan công an (một đại úy, hai thượng úy) cùng làm việc tại Công an thị trấn Đại Nghĩa, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội, bị bắt quả tang bắn trộm dê của dân, đang khuấy động dư luận.

Tác giả nhận xét, cả 3 sĩ quan… Công an Nhân dân đã bị sa thải, bị khởi tố về tội “trộm cắp tài sản”. Tính ra, giá trị mỗi sĩ quan Công an Nhân dân chỉ tương đương một… con dê! Tuy Công an Nhân dân đã cử đại diện đến xin lỗi và thỏa thuận về chuyện bồi thường với các khổ chủ, khẳng định xẽ xử lý nghiêm khắc, nhưng chỉ như thế thì quá đơn giản. Theo Công an Nhân dân thì cả ba chỉ sử dụng súng… hơi loại thông dụng để săn bắn trộm, nhưng cũng có một vài viên chức hữu trách lại bảo, đó là súng… tự chế.

Tác giả mỉa mai, cũng vì vậy nên phải thắc mắc, súng… hơi loại thông dụng, hay súng… tự chế, có thể bắn chết mấy con dê dễ dàng để thu nhặt một cách gọn gàng, như súng hơi loại chuyên dùng để trấn áp, hay súng quân dụng không? Xử lý vụ săn bắn trộm này sẽ dễ dàng hơn, nếu đó là súng… hơi loại thông dụng, hay súng… tự chế. Nếu là súng hơi loại chuyên dụng, hay súng quân dụng, sẽ khiến việc xử lý phức tạp hơn, vì sẽ phát sinh những nghi ngại về vũ trang cho công an và quản lý vũ khí của công an.

Tác giả lưu ý, cách nay 5 năm, Bộ Công an đã ban hành Quy định về trang bị vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ cho lực lượng công an (Thông tư 17/2018/TT-BCA). Theo đó, xác định sẽ từng bước trang bị đủ loại vũ khí, phương tiện quân sự cho công an tất cả các cấp. Ngoài súng ngắn, công an xã sẽ có súng hơi chuyên dùng để trấn áp, súng trường, tiểu liên. Còn công an từ cấp huyện trở lên sẽ được cấp phát trung liên, đại liên, súng phóng lựu, súng cối, súng chống tăng, lựu đạn, mìn, bom, trực thăng vũ trang,… Chỉ bảo vệ trật tự, trị an mà có quyền mua sắm, trang bị đủ loại vũ khí, phương tiện quân sự dùng trong chiến tranh như thế, thì Công an Nhân dân dùng súng săn dê là chuyện nhỏ, chuyện phụ, săn dân mới là chuyện lớn, chuyện chính.

Trong thực tế, tác giả nhắc lại, hồi đầu năm 2020, Công an Nhân dân đã từng tổ chức săn dân ngay tại huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội, gây rúng động dư luận cả trong lẫn ngoài Việt Nam (vụ bao vây rồi tấn công thôn Hoành, xã Đồng Tâm lúc rạng sáng 9/1/2020

Hình: Bài trên RFA

Tác giả nhận định, không rõ, có phải vì ba sĩ quan công an dùng súng hơi loại chuyên dụng để trấn áp, hay súng quân dụng để săn dê hay không, mà không thấy cơ quan điều tra của Công an Nhân dân công bố hình ảnh liên quan đến tang vật gây án như họ vẫn thường làm, và cũng không thấy Công an Nhân dân khởi tố ba đồng đội thêm tội “tàng trữ, sử dụng trái phép vũ khí quân dụng hay vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ” như đã được quy định tại các điều 304 và 306 của Bộ luật Hình sự. Chẳng lẽ như thế là… nghiêm khắc?

Tác giả phân tích, tuần trước, ông Tô Lâm, Bộ trưởng Công an, hối thúc các đại biểu Quốc hội gật đầu với “Dự luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở”, vốn đã từng bị các đại biểu Quốc hội nhiệm kỳ trước loại bỏ, vì “lực lượng công an đã quá đông, mỗi tỉnh ít nhất cũng có 3.000, tỉnh to thì 4.000 công an chính quy”, đó là chưa kể nhân sự của các cục, các trung đoàn cảnh sát cơ động trực thuộc Bộ này. Bởi ngân sách có hạn, nếu chấp thuận thì “các địa phương sẽ không còn tiền đầu tư cho phát triển, an sinh xã hội”.

Tác giả cho biết, theo tính toán của các đại biểu Quốc hội nhiệm kỳ trước, thì việc thực hiện “Dự luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở” sẽ khiến ngân sách phải gánh thêm chi phí cho chừng 800.000 người nữa.

Tuy các đại biểu Quốc hội nhiệm kỳ trước đã gạt bỏ Dự luật này, nhưng theo tác giả, ông Tô Lâm đã dùng vụ nổi loạn ở Cư Kuin, Đắk Lắk, để dọa là phải… “bảo đảm an ninh trật tự ngay từ địa bàn cơ sở, xây dựng xã hội trật tự kỷ cương, an toàn, không ai bị đe dọa, ảnh hưởng” để “phường, xã trở thành những pháo đài về an ninh trật tự, là nơi được bảo đảm an ninh, an toàn nhất”…

Tác giả nhận định, thiên hạ vốn chẳng lạ gì kiểu hoạt động và hiệu quả hoạt động của lực lượng dân phòng… lấy gì bảo đảm chuyện Bộ Công an sử dụng khoảng 800.000 người nữa thì xã hội sẽ có “trật tự, kỷ cương, an toàn, không ai bị đe dọa, ảnh hưởng”? Nay thêm chuyện giá trị mỗi sĩ quan Công an Nhân dân tương đương một… con dê. Cứ đối chiếu những gì đã biết về Wagner Group, được chính quyền Liên bang Nga “hà hơi, tiếp sức” ra sao, thì sẽ thấy, Bộ Công an có khá nhiều điểm tương đồng với nhóm này.

Tác giả đặt câu hỏi, lấy gì bảo đảm Bộ Công an không đi theo con đường của Wagner Group, khi muốn chi phối nhiều hơn để được nhiều hơn, và dù trên danh nghĩa chỉ bảo vệ trật tự, trị an, nhưng vẫn tìm đủ mọi cách để tiếp tục phát triển cả thế lẫn lực?

Hình: Thông tin về việc 3 sĩ quan công an trộm dê bị khởi tố

Quang Minh – Thoibao.de (Tổng hợp)

>>> UBND tỉnh Bình Định vừa bán đứng người dân Lộ Diêu, vừa cho “sai nha” tấn công họ?

>>> Nghệ An quản lý thì tệ nhưng thu vén quyền lực thì không ai bằng. Đại nguy cho đất nước!

>>> Đánh úp nhanh như tia chớp, Vượng Vin đỡ sao nổi?

>>> Lính tráng hổ báo mất lòng dân, ông Tô cho lính dựng “trò mèo”!

Quan hệ “mèo Tàu – chuột Việt”, “chuột” vào hang ổ “mèo” thì ngoại giao kiểu gì được?


Kasse animation 7.8.2023