Chuyển giao quyền lực tại Việt Nam diễn ra đằng sau cánh gà

Link Video: https://youtu.be/ZIH9aPNwmm0

Ngày 6/5, RFA Tiếng Việt có bài phỏng vấn Tiến sĩ sử học Bill Hayton, nhà nghiên cứu của Chương trình châu Á – Thái Bình Dương, thuộc Viện Nghiên cứu các vấn đề quốc tế Chatham House, về tình hình chính trị Việt Nam, nhân dịp Chủ tịch nước Việt Nam, ông Võ Văn Thưởng có chuyến thăm Anh quốc ba ngày (từ ngày 4-6/5) để tham dự lễ đăng quang của nhà Vua Anh Charles III.

Tiến sĩ Bill Hayton cho rằng, năm nay là một năm đặc biệt trong quan hệ Anh – Việt, vì hai nước đang đánh dấu 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức (1973 – 2023) và mối quan hệ giữa hai nước đang tốt đẹp.

Tiến sĩ Hayton nghĩ rằng, hai bên đều đang khá hài lòng với vị trí của mối quan hệ đối tác hiện nay và sẽ không đi xa nhiều hơn nữa. Hiện có một số hạn chế về chính trị trong mối quan hệ này, phía Anh quốc đang khá quan ngại về việc trấn áp đang diễn ra ở Việt Nam đối với tự do biểu đạt. Do đó, Anh quốc không muốn tỏ ra quá gần gũi và có những hạn chế với cả hai bên.

Theo Tiến sĩ Hayton, Hoa Kỳ đã có nhiều nỗ lực để gây áp lực với chính quyền Việt Nam, nhưng phía Việt Nam chưa đáp ứng đầy đủ. Ban lãnh đạo Nhà nước Việt Nam đang cho rằng, họ có thể có một sự vô giới hạn trong việc hành xử với giới nhà báo, phóng viên, người viết và giới bất đồng. Chính quyền Việt Nam có thể cho rằng, họ đang có một sự “bảo vệ”, nên họ có thể tiến hành các trấn áp. Do vậy chỉ về tự do của người viết năm 2022 (của PEN America) có thể là một sự thừa nhận của phía Mỹ rằng, mối quan hệ có thể không hẳn diễn ra tốt như phía chính quyền Việt Nam tưởng, và rằng, chính quyền Việt Nam đang lợi dụng thiện chí của Mỹ để tiếp tục các cuộc trấn áp.

Về mối quan hệ song phương Anh – Việt, Tiến sĩ Hayton cho rằng, tìm kiếm sự cân bằng là vấn đề then chốt. Với phía Việt Nam, rõ ràng là có quan ngại về mặt an ninh trong chế độ, nên họ không muốn mở cửa cho những nhà hoạt động chính trị, chính trị gia và việc tự do biểu đạt, nên chính quyền Việt Nam sẽ tạo ra áp lực ở mặt đó. Còn về phía Anh quốc, họ cũng không muốn đưa ra một tấm “ngân phiếu” khống, với những sự tán thành vô giới hạn đối với những gì mà phía chính quyền Việt Nam đang hành xử. Do đó, sẽ có những giới hạn trong những vấn đề về nhân quyền.

Sẽ có những lĩnh vực mà hai phía cố gắng hợp tác, chẳng hạn như năng lượng. Còn những vấn đề chiến lược, những vấn đề toàn cầu, sự hợp tác có thể sẽ bị kìm lại, do lập trường của phía Việt Nam đối với tự do biểu đạt chẳng hạn.

Hình: Bài trên RFA

Về tình trạng tham nhũng trầm trọng ở Việt Nam, Tiến sĩ Hayton nhận xét, không có gì phải bàn cãi rằng, ban lãnh đạo chính quyền Việt Nam đã và đang sử dụng vấn đề chống tham nhũng như một công cụ chính trị, để loại một số chính khách, một số nhóm chính trị ra khỏi cơ cấu then chốt của Đảng Cộng sản.

Rõ rang, việc ra đi của hai Phó Thủ tướng Chính phủ và một Chủ tịch nước mới đây, cùng việc thay thế họ rất nhanh chóng, cho thấy, có một chiến dịch chính trị để loại bỏ những đối thủ chống lại việc lãnh đạo theo phong cách Lê-nin-nít của ông Nguyễn Phú Trọng, và chống lại sự củng cố quyền lực và quan điểm của nhóm ông Trọng.

Nhận xét về tân Chủ tịch nước Việt Nam Võ Văn Thưởng, Tiến sĩ Hayton cho rằng, thế hệ lãnh đạo trước đã già nua, và họ cần phải chuyển giao cho một thế hệ trẻ hơn. Ông Nguyễn Phú Trọng hiển nhiên đã có những sự gia hạn nhiệm kỳ bất thường trong vị trí Tổng Bí thư Đảng Cộng sản. Nhưng việc ông Thưởng làm Chủ tịch nước có thực sự tạo ra sự thay đổi gì to lớn trong chính trị Việt Nam hay không, thì Tiến sĩ Hayton không chắc chắn.

Tuy nhiên, rõ ràng rằng, ông Trọng đã chờ đợi cho đến khi ông ấy có thể tìm được ai đó thích hợp để ông chuyển giao quyền lực. Có thể bây giờ ông Trọng đã tìm được một người, mà ít nhất có thể chiếm lĩnh vị trí Chủ tịch nước, để củng cố sự lãnh đạo của bản thân ông Trọng.

Tiến sĩ Hayton nghĩ rằng, ông Vương Đình Huệ, Chủ tịch Quốc hội Việt Nam hiện nay, có vẻ sẽ trở thành Tổng Bí thư kế tiếp của Đảng Cộng sản Việt Nam. Do đó, việc chuyển giao quyền lực trong nội bộ Đảng Cộng sản Việt Nam đang diễn ra đằng sau cánh gà. Có thể có những đấu đá nội bộ ở hậu trường mà người ta không muốn công chúng nhìn thấy, trước khi có những thống nhất. Song nếu những diễn biến đó mà đi quá đà, thì cũng có thể sẽ có những phản ứng bất lợi ở trong Đảng, khi Đại hội Đảng kế tiếp đang trên đường để diễn ra vào năm 2026.

Ý Nhi – Thoibao.de (Tổng hợp)

>>> “Bầy chuột nhắt” lảng vảng, không dám tóm Lê Thanh Thản vì sợ uy “trùm Đảng”

>>> “Ngài khóc” Trấn Thành, sau khi kịch chiến đàn chị, giờ đại chiến học trò

>>> Bà Phạm Thị Thanh Trà hô “khắc nhập”, “tòi ra” 77 ngàn ông ăn hại “khắc xuất”!

>>> Dân “tư bản bóc lột” ăn cao lương mĩ vị, Đảng móc “sọt rác” cho dân Việt xơi

Ngoại giao Việt Nam luôn dùng tiêu chuẩn kép


Kasse animation 7.8.2023