Thủ tướng dính kẹt ngay khi mới thò ra. Khó chồng khó

Đã phóng lao thì phải theo lao, dự án một triệu căn nhà ở xã hội mà ông Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị đề xuất là một dự án lớn. Nếu xét về mục đích thì đấy là chính sách có ích cho người nghèo. Tuy nhiên, câu chuyện từ ý tưởng đến thực hành đôi khi nó xa vời vợi, thậm chí không tài nào có thể thực hiện được.

Việc xây dựng nhà ở giá rẻ, bán hoặc cho thuê mang tính tượng trưng đối với người có thu nhập thấp, là chính sách mà nhiều nhà nước phúc lợi đã làm từ lâu, chứ không phải là ý tưởng mới mẻ gì. Tuy nhiên, nhà nước phúc lợi là nhà nước sạch, có tổ chức tốt, bộ máy tinh gọn, dễ triển khai chính sách, dù đó là chính sách khó.

Mới thò gói 120.000 tỷ ra thì đã bị kẹt

Sự khác nhau giữa nhà nước phúc lợi và nhà nước tham nhũng là quá lớn. Những việc mà nhà nước phúc lợi đã làm rất tốt, thì nó lại trở nên bất khả thi đối với nhà nước tham nhũng. Một triệu căn nhà ở xã hội đối với nhà nước phúc lợi là không khó. Số căn nhà chỉ chiếm 1/100 số dân là con số đơn giản. Tuy nhiên, với nhà nước tham nhũng, thì vấn đề là, đồng tiền được duyệt chi đôi khi không tới được những nơi cần đến.

Bộ máy của nhà nước phúc lợi có mục đích vì dân, cả bộ máy vận hành trơn tru vì ai cũng hướng về một mục đích, đó chính là tính hiệu quả của chính sách. Những thứ vật cản như thủ tục rườm rà, thái độ gây khó dễ, muốn kiếm chác vv… đều bị dẹp bỏ để nguồn tiền được chi tiêu nhanh nhất có thể. Cho nên, nhà nước phúc lợi mà triển khai dự án thì nó sẽ dễ thành công.

Ở nhà nước tham nhũng như Việt Nam, khi nguồn vốn được duyệt chi, từ Trung ương đến địa phương đều hướng về nó. Họ hướng về không phải là để thúc đẩy dự án, không phải làm cho dự án được nhanh chóng triển khai, mà họ hướng về nó để soi xét xem, có cách nào để xà xẻo, để tư túi, và làm thế nào để ăn mà không lưu lại dấu vết. Từ đó, những thái độ hạch sách được đem ra dùng, những thủ tục rườm rà, những giấy phép con được sinh ra, để buộc phía đối tác phải xì tiền bôi trơn. Cứ như vậy, bộ máy tham nhũng nó làm kẹt mọi dòng tiền được triển khai từ Chính phủ. Hiện nay, vấn đề lớn nhất của Chính phủ ông Phạm Minh Chính là triển khai dòng vốn đầu tư công.

Trước khó khăn của nền kinh tế, ông Phạm Minh Chính loay hoay như gà mắc tóc

Mới đây, tờ báo Dân Trí có bài viết “Người mua nhà ở xã hội chùn tay với lãi suất gói 120.000 tỷ đồng?”. Theo bài viết, dù đánh giá cao gói 120.000 tỷ đồng cho vay để phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, nhưng nhiều chuyên gia cho rằng, lãi suất 8,2%/năm vẫn quá cao so với khả năng chi trả người mua xã hội.

Như vậy là, kế hoạch triển khai gói 120.000 tỷ đồng chỉ mới bắt đầu, đã gặp phải rào cản đầu tiên. Rào cản này là cách làm chính sách không đồng bộ, làm manh mún. Muốn cho gói này triển khai nhanh, thì vấn đề lãi suất, vấn đề thủ tục vv… phải được tính đến từ trước, để dọn đường cho dự án không bị tắc nghẽn. Tuy nhiên, có vẻ như Chính phủ ông Phạm Minh Chính đã không tính đến.

Ông Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị khi đề ra chính sách này, thì ông cũng không xét đến sự khác nhau giữa nhà nước phúc lợi của phương Tây và nhà nước tham nhũng của Việt Nam. Sự khác nhau về thể chế và sự khác nhau một trời một vực giữa hai chế độ, là điều cần phải xét trước tiên. Có vẻ như, ông Nguyễn Thanh Nghị đã máy móc mà không chịu nghiên cứu kỹ, nên giờ đây chính ông Nghị đang chồng khó khăn lên cho Phạm Minh Chính.

Toàn bộ Đảng Cộng sản, từ người đứng đầu Đảng cho đến những người Tây học về làm trong bộ máy nhà nước Cộng sản, đều là những người hiểu chưa tới. Không một ai thừa nhận rằng, thể chế chính trị theo Chủ nghĩa Mác Lênin chính là nguyên nhân mọi nguyên nhân. Chính nó đã biến những vấn đề đơn giản của các nước dân chủ thành nhiệm vụ bất khả thi đối với chính quyền Cộng sản.

Thu Phương – Thoibao.de (Tổng hợp)

Link tham khảo:

https://dantri.com.vn/bat-dong-san/nguoi-mua-nha-o-xa-hoi-chun-tay-voi-lai-suat-goi-120000-ty-dong-20230501074501180.htm

 

Kasse animation 7.8.2023