Yên Bái, vùng đất đầy sát khí, SU – 22 tự rụng dù không trúng đạn

Link Video: https://youtu.be/_5B04IedLCw

Vào sáng sớm ngày 18/8/2016, ba cán bộ đầu tỉnh Yên Bái là ông Đỗ Cường Minh, Chi Cục trưởng Kiểm lâm tỉnh Yên Bái, ông Phạm Duy Cường – Bí thư Tỉnh ủy và ông Ngô Ngọc Tuấn Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy kiêm Chủ tịch Hội đồng Nhân dân tỉnh đều bị bắn chết tại trụ sở. Hai nạn nhân là ông Minh và ông Tuấn chết cùng phòng và ông Cường chết tại phòng làm việc của mình nhưng cùng thời gian.

Trừ ông Minh Cục Kiểm lâm, hai nạn nhân còn lại đều bị bắn ba viên đạn trong tư thế ngồi và chết ngay tại chỗ. Ông Minh chỉ bị một phát ngay sau gáy và chết tại bệnh viện, khi Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đến thăm. Ông Bí thư Cường bị một phát đạn vào đầu và hai phát còn lại vào ngực và bụng.

Vụ án này được báo chỉ đổ tội cho ông Đỗ Cường Minh, do mâu thuẫn cá nhân nên giết chết 2 lãnh đạo rồi tự sát, và công an không điều tra tiếp. Hai chức vụ mà ông Phạm Duy Cường và ông Ngô Ngọc Tuấn để lại, sau đó đều thuộc về tay bà Phạm Thị Thanh Trà – Bộ trưởng Bộ Nội vụ kiêm Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.

Sự kết luận sơ sài của cơ quan chức năng không thuyết phục được dư luận. Cho tới nay, người ta luôn cho rằng, đấy là cuộc thanh trừng đẫm máu giữa các đồng chí trong tổ chức Đảng ở Yên Bái.

Hình: Nói đến Yên Bái thì nhiều người nghĩ ngay đến vụ thanh toán năm 2016

Đấy là vụ án chấn động nhất, ngoài vụ này ra, ở Yên Bái, nơi thuộc sự quản lý của Quân khu 2, cũng năm 2016 đã xảy ra một vụ án mạng khác, ly kỳ không kém gì vụ này.

Ngày 10/6/2016, Thiếu tướng Lê Xuân Duy nhận chức Tư lệnh Quân khu 2, thì đến ngày 7/8/2016 thì Tướng Duy chết đột ngột. Ông Duy chỉ tại chức Tư lệnh Quân khu 2 đúng 58 ngày. Thay ông Lê Xuân Duy là ông Phùng Sĩ Tấn, hiện nay đã là Thượng tướng, giữ chức Bí thư Đảng ủy Bộ Tổng Tham mưu, Phó Tổng tham mưu trưởng Quân đội. Cái chết của ông Duy cũng được cho là thanh toán nội bộ. Như vậy chỉ trong vòng hơn 10 ngày, tại Yên Bái xảy ra những cái chết bí ẩn liên quan đến chính trị.

Không những người dân mà cả giới quan chức truyền miệng nhau rằng, đất Yên Bái là đất hung. Nơi đây có nhiều thảm án rợn người trong nhiều năm. Có lẽ đó chỉ là trùng hợp, hung hay không hung mang màu sắc mê tín. Có nhiều vụ án là do con người gây ra, không hẳn đã xui rủi.

Chiều ngày 31/1, máy bay Su-22, số hiệu 5873 vừa rơi trong lúc huấn luyện, một phi công đã thiệt mạng. Được biết, máy bay Su-22, số hiệu 5873 của Trung đoàn Không quân 921, Sư đoàn 371, Quân chủng Phòng không – Không quân, do Đại úy Phi công cấp 3 Trần Ngọc Duy điều khiển, đã cất cánh chuyến bay thứ nhất, bài bay huấn luyện số 206.

Hình: Máy bay rơi ở Yên Bái

Máy bay SU-22 của Nga là loại máy bay cũ kỹ kém an toàn. Chính quyền Cộng sản để quan to ăn của dân trăm tỷ ngàn tỷ, xây tượng đài trăm tỷ ngàn tỷ, nhưng dùng máy bay đồng nát của Nga, cho phi công tập lái, thì quả thật, họ quá coi thường sinh mạng người lính. Yên Bái lại làm một phi công tử thương, tuy nhiên, đây phải xác định là “nhân họa” mới đúng.

Hồi tháng 10/2022, có năm quân nhân Ấn Độ tử vong khi máy bay trực thăng Mi-17 do Nga sản xuất chở họ bị rơi ở địa phận bang Arunachal Pradesh, gần khu vực quân sự của Ấn Độ và khu vực tranh chấp của nước này với Trung Quốc. Vụ tai nạn làm Tham mưu trưởng Bộ Quốc phòng Ấn Độ, Đại tướng Bipin Rawat là một trong 13 người tử vong.

Vũ khí Nga vốn là hàng kém chất lượng nhưng lại được sử dụng quá lâu. Chiếc SU-22 là loại máy bay chiến đấu phiên bản xuất khẩu của máy bay cường kích (ném bom) Su-17 do Liên Xô cũ phát triển từ những năm 1960. Cũ thế mà giờ dùng làm máy bay huấn luyện thì quả thật, chính quyền Cộng sản xem sinh mạng người lính của họ thua cả khối “đồng nát” SU-22 cũ kỹ.

Hình: SU-22 là loại máy bay cũ kỹ

Minh Tâm – Thoibao.de (Tổng hợp)

>>> Việt Á vẫn còn nhiều kẻ lọt lưới ( Người Buôn Gió)

>>> Tòa án Đức kết tội kẻ thứ hai tham gia bắt cóc Trịnh Xuân Thanh

>>> Đảng hết người vẫn giữ Tướng Xô dù đến tuổi về hưu

Đầu năm mèo, “máy in tiền” của Phạm Nhật Vượng trục trặc, “tin xấu” bay đến