Bình Dương: Muốn về quê, xô xát giữa dân và cảnh sát

Link Video: https://youtu.be/00dOgeyWl7g

Đoạn video tranh cãi truyền đi trên mạng internet ngày 1/10 dường như cho thấy dân quân tự vệ tỉnh Bình Dương vụt gậy vào nhóm dân chúng đi xe máy đòi mở chốt về quê.

Báo Dân Việt ngày 2/10 xác nhận có vụ xô xát, được thấy một phần trong video này.

Tờ Dân Việt cho biết ngày 2/10, UBND TP.Thuận An (tỉnh Bình Dương) “đang xác minh, làm rõ vụ việc xô xát giữa người dân và lực lượng chức năng đang làm nhiệm vụ tại chốt kiểm soát dịch trên địa bàn phường Bình Hòa khiến một người phụ nữ bị thương“.

Tờ báo nói: “Theo thông tin ban đầu, vào chiều 1/10, rất nhiều người dân ở phường Bình Hòa đã tự ý đi xe máy, mang ba lô về quê.”

Khi họ đến chốt kiểm soát dịch tại khu phố Đông Ba, lực lượng trực chốt yêu cầu quay đầu xe vì tỉnh Bình Dương chưa cho phép người dân được tự túc về quê. Tuy nhiên, nhóm người dân đi xe máy đã đồng loạt bóp còi, hò hét, gây huyên náo cả khu vực. Một số thanh niên đã kích động nhóm người dùng đá ném vào lực lượng Cảnh sát cơ động và dân quân tự vệ tại chốt trực nên đã xảy ra xô xát.”

Ngày 2-10, hơn 3000 công nhân ở Đồng Nai tiếp tục “vượt ngục”, cố thoát khỏi “miền đất hứa” để về nơi chôn nhau cắt rốn. Sau một hồi giằng co và căng thẳng với lực lượng giữ chốt vì thái độ dứt khoát của Công nhân, chốt đã mở và lực lượng công vụ phải mở đường dẫn đoàn xe tiến về quê. Khi hàng rào dần kéo ra, tiếng reo hò vui mừng lẫn những giọt nước mắt đã rơi trên những khuôn mặt khắc khổ, đầy lo âu và tuyệt vọng.

Có lẽ như thế vẫn may mắn hơn so với một số địa phương khác, chiều qua tại Thuận An- Bình Dương ở khu phố Đông Ba xảy ra một vụ trấn áp bằng bạo lực của lực lượng CSCĐ và DQTV thẳng tay vung dùi cui vào đoàn người công nhân đòi về. Nhiều người công nhân bị thương, một cô  gái bị dùi cui vụt gãy chân, phải vào viện giờ không biết ra sao.” Đó là bản tin do nhà hoạt động Phạm Minh Vũ đăng tải trên FB đính kèm video cho thấy cảnh sát dùng dùi cui đánh túi bụi vào người dân.

Ảnh: đoạn video cho thấy 1 người bị cảnh sát đánh gãy chân bất chấp tiếng kêu gào đừng đánh người của một phụ nữ khác

FB Lê Thanh Chung không đồng ý với cách viết của rất nhiều tờ báo đặt tựa rằng “người dân tự ý bỏ về quê”.

Chính quyền đã quá lạm quyền khi ngăn chặn họ, đó là quyền tự nhiên, quyền được sống, quyền tự do đi lại, quyền tự do mưu cầu hạnh phúc, ông nói:

100% người Dân về quê đợt này đều không thể chịu đựng nỗi nữa. Họ thất nghiệp, nghèo, đói, hết tiền dự trữ….Tình cảnh hết sức bi đát. Vậy nên đừng ai trách họ không có ý thức. Ý thức của con người là tìm kiếm sự an toàn, no đủ. Vật chất quyết định ý thức, phải không?

Có các địa phương ra chỉ thị ngừng tiếp nhận công dân. Chỉ thị kiểu gì vậy? Quê hương, nhà cửa của họ, họ trở về, nếu không có nơi tập trung cách ly, họ sẽ cách ly tại nhà. Chỉ thị như kiểu cha thiên hạ vậy? Luật pháp bị xếp xó rồi ư?

Vtv dùng cụm từ “người dân tự ý về quê” rất mất dạy. Tự ý là cách nói miệt thị, coi thường quyền tự do đi lại của công dân. Tự ý cái con khỉ!” ông Lê Thanh Chung bày tỏ thái độ.

Báo chí ở Việt Nam cũng cho biết vào tối 1/10, hàng trăm người dân đi xe máy chở theo đồ đạc đã tập trung trên quốc lộ 13, đoạn qua địa bàn phường Phú Thọ, TP.Thủ Dầu Một (tỉnh Bình Dương) vì muốn về quê ở các tỉnh miền Tây.

Lực lượng chức năng tỉnh Bình Dương đã tiến hành chốt chặn tại khu vực ngã tư Đại lộ Bình Dương (quốc lộ 13) – Lê Hồng Phong và vận động, khuyên nhủ người dân quay lại nơi tạm trú.

Theo báo Dân Việt, chủ yếu đây là những người có hộ khẩu tại các tỉnh miền Tây là lao động bị mắc kẹt tại tỉnh Bình Dương trong đợt dịch Covid-19.

Sau nhiều tháng cố gắng bám trụ và đã hết sạch tiền tiết kiệm, chúng tôi không còn thu nhập nữa. Số tiền nhà nước hỗ trợ cũng đã được xài hết. Biết là Chính phủ không cho phép người dân tự ý về quê, nhưng giờ khổ quá rồi, phải tìm mọi cách để về chứ không thể bám trụ ở Bình Dương được nữa“, anh Thạch Ni (quê Trà Vinh) cho báo này biết.

Ảnh: cảnh khu nhà trọ mà thứ trưởng Bộ Lao động Nguyễn Văn Hồi tận mắt chứng kiến cho thấy 5-6 người sống lao động nhập cư trong một căn phòng chỉ 7m2 ở Thủ đức

Trên FB cá nhân, nhà báo Đào Tuấn đưa ra lý giải : “Vì sao họ bỏ mà đi

Hình chụp là khu hộp tôn của một dãy trọ ở Thủ Đức. Thứ trưởng Bộ Lao động Nguyễn Văn Hồi kể trong đợt khảo sát vừa rồi, ông gặp trường hợp có gia đình 5-6 người sống trong căn phòng chỉ 7m2.

5-6 người và 7m2. Không hiểu họ ăn ở sinh sống thế nào khi mà chỉ thở thôi đã vật vã rồi. Nhưng đó chưa phải là sự tồi tệ nhất. Ông Trần Việt Anh, Phó Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp TP.HCM nói: Nhiều phòng trọ chỉ 10m2, mà có tới 10 người chen nhau chung sống.

Trước phong tỏa, họ chia ca ngày đêm đi làm cũng đỡ. Bốn tháng hơn 120 ngày lockdown tất cả chui một chỗ 24/24. Không gian kín mít ở những nhà trọ ổ chuột như này chính là lý do vì sao số F0 dựng đứng suốt mấy tháng giời.

Ông Việt Anh nói một câu kinh khủng: Hàng ngày họ chứng kiến những F0 ở khu trọ đi rồi không thấy quay về nữa…

Ảnh: Người phụ nữ áo vàng là Huỳnh Thị Mỹ Vân (quê Trà Vinh) hôm qua đã quyết về quê bằng được.

Bốn tháng, hai vợ chồng cô làm công nhân may không một xu thu nhập, không có nguồn trợ cấp ngoài chút lương thực được các mạnh thường quân cứu giúp. Tài sản là “3 tháng tiền trọ còn nợ”, và gia đình 4 người “không còn nổi 1.000 đồng”.

“1.000 đồng, sao trụ nổi. Đợt trước, chúng tôi đã ra về nhưng bị chặn lại, giờ cỡ nào cũng phải về, phòng trọ đã trả rồi mà cũng không còn gì để ăn cả”- lời Vân.

Hai bức ảnh, đủ trả lời cho câu hỏi vì sao những đoàn người tháo chạy khỏi SG, quỳ lạy, phá rào, ném đá… làm mọi cách để được về quê.

Không biết khi ban hành một chính sách những người dấu đè chữ ký có bao giờ hình dung nổi những thân phận mà họ vẫn gọi là đồng bào như này!!!

Trên FB cá nhân có gần 40 ngàn người theo dõi, anh Trần Thái Hòa có bình luận như sau:

Đêm hôm qua hàng ngàn người lại tiếp tục đội mưa đi xuyên đêm từ Đồng Nai, Bình Dương về Miền Tây, Tây Nguyên.

Hình ảnh các chốt chặn đầy dây kẻm gai phản cảm xuất hiện khắp mọi nơi, kèm theo súng ống vũ trang để kiểm soát dân làm ai cũng sợ, người lao động sợ nhất không phải là dịch bệnh mà sợ đã đói rồi khi bị thổi xe lại không có tiền để nộp phạt, với hàng chục quy định đưa ra áp dụng thì khi bị thổi xe kiểu gì cũng thủng túi, trong khi 4 tháng nay nhiều người đã sống trong đói khổ, công việc không có

Với tình cảnh như vậy là người ai cũng phải suy nghĩ lại, liệu Sài Gòn có còn là vùng đất để lập nghiệp hay không?

Ảnh cắt từ một video khác cho thấy hàng đoàn xe máy kéo dài chạy trong đêm mưa về miền Tây

Cảnh tượng nhiều người vẫy tay ra đi trong ngậm ngùi ở đầu xóm, khi về lại chỉ còn là hủ tro, ôi kinh khủng quá! Ai đã vẽ lên kịch bản đầy chết chóc ảm đạm thê lương rùng rợn này cho Sài Gòn?

Nhiều người lao động trẻ sống còn khó hơn cả chết, họ đã lựa chọn lựa về quê sống cùng gia đình, trồng cây trái trong vườn, có cây gì ăn cây đó nhưng vẫn hạnh phúc xum vầy, ở đó không có hàng rào kẻm gai, không bị nộp phạt khi đi ra đường.

Kinh tế quý III giảm âm 6,17%, tất cả các hiệp hội đầu tư nước ngoài đều đồng thanh kêu gọi mở cửa cũng không nghe, kiểm soát sự đi lại của người dân bằng súng ống, bằng lập chốt kẽm gai y như thời chiến, bằng khoá nhà lại.

Không cho dân đi ra đường mưu sinh thì quá dễ, làm cho dân no ấm cùng nhau vượt qua dịch bệnh mới là điều khó.

Tầm người lãnh đạo hơn nhau ở chỗ đem lại niềm tin tương lai cho người lao động chứ không phải vẽ lên một bức tranh rùng rợn đầy chết chóc kèm theo đủ thứ cấm đoán.

Với thời đại công nghệ thông tin thì việc học theo các nước không phải là việc khó, tại sao không học Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Thuỵ Điển, Na Uy, Phần Lan … chống dịch mà đi học anh Hai cướp biển?

Rồi đây viễn cảnh “vườn không nhà trống”, các KCN thiếu vắng lao động, lương công dân tăng cao, doanh nghiệp đã chết gần hết rồi nay lại đối diện với việc thiếu công nhân để vận hành, sức đâu để tiếp tục tồn tại, chưa dám nghĩ đến việc cạnh tranh với doanh nghiệp nước ngoài. Ai đang tiếp tục cấm đoán, ai vẽ lên bức tranh này, vì mục đích gì?” Ông Trần Thái Hòa đặt câu hỏi.

Bức xúc trước cảnh dân về quê mà bị chặn phải cầu xin… Nhà thơ BÙI CHÍ VINH bày tỏ cảm xúc của mình qua bài thơ:

CÓ GÌ ĐÂU MÀ PHẢI CHẶN DÂN

Có gì đâu mà phải chặn dân

Hết đường sống thì người ta mới chạy

Trước 1975 thì cha chú các ngươi cũng vậy

Đói nghèo, trốn lính, sợ tù mọt gông nên trốn chạy vô rừng

Có gì đâu mà phải chặn dân

Dân đã góp cho các ngươi cạn máu

Dân biến thành ăn mày sống nhờ bố thí từng lon gạo

Giờ gạo cũng bốc hơi nên phải chạy cuống cuồng

Có gì đâu mà phải chặn dân

Ví dầu tình bậu muốn thôi thì đừng gieo tiếng dữ

Hãy để dân chạy về miền Tây nằm chết dưới mùi hương châu thổ

Hãy để dân chạy về miền Trung được ngồi khóc với núi rừng

Có gì đâu mà phải chặn dân

Sài Gòn hồi xưa mới có tình xưa nghĩa cũ

Sài Gòn bây giờ thì mạnh ai nấy người dưng làm gì có giang hồ máu mủ

Chỉ có thể chế hành dân và hèn hạ trước giặc Tàu

Hãy để cho dân đi và quỳ xuống sám hối nỗi đau…

Trung Kiên – Thoibao.de (tổng hợp)

>>> Bó nhang cho Đảng – Dân quỳ lạy, năn nỉ công an cho qua chốt

>>> Được Bộ y tế chỉ định thầu 2 ngàn tỷ, 130 triệu bộ kit test – Vượng Vin đang kiếm tiền trên thân xác người dân thế nào?

>>> Công an, nỗi kinh hoàng của người dân Việt Nam

Cảnh sát biển Việt Nam “tan hoang” vì “dàn tướng suy thoái”


Cách cài vượt tường lửa miễn phí:

Điện thoại di động (mobile phone) = https://bit.ly/2QCRpE7

Trình duyệt (browser) = https://bit.ly/3hKTidT


Kasse animation 7.8.2023