Cuộc đua ghế Tổng Bí thư: Vì sao Huệ Vương dấu mình và ngoan như cún?

Công cuộc “đốt lò” – cuộc chiến chống tham nhũng của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, phát động từ sau Đại hội 12 của Đảng (2016). Đây là bản sao của Chiến dịch “đả hổ, diệt ruồi” do Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khởi xướng, kể từ năm 2012, sau khi chính thức nắm quyền.

Ngay từ ban đầu, dù rằng Tổng Trọng luôn khẳng định “không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể người đó là ai”. Nhưng giới quan sát khẳng định, thực chất, ông Trọng và phe cánh chỉ lợi dụng việc này để tiêu diệt các đối thủ, trong cuộc chiến tranh giành quyền lực trong nội bộ Đảng, để duy trì quyền lực tuyệt đối của họ.

Việc ông Võ Văn Thưởng vừa bị miễn nhiệm chức Chủ tịch nước, sau 1 năm 18 ngày giữ chức vụ này; hay ông Nguyễn Xuân Phúc bị buộc phải từ chức Chủ tịch nước sau gần 2 năm; cũng như việc ông Trần Đại Quang giữ chức Chủ tịch nước được hơn 2 năm thì tử vong do bệnh lạ, là những minh chứng.

Giáo sư Zachary Abuza từ Đại học Chiến tranh Quốc gia của Hoa Kỳ đã đưa ra nhận xét về vụ việc của ông Võ Văn Thưởng. Theo Giáo sư Abuza, cũng tương tự như việc ông Nguyễn Xuân Phúc từ chức hơn 1 năm trước, việc ông Thưởng từ chức “có thể thấy rất rõ ràng, trong Bộ Chính trị, những người như Bộ trưởng Tô Lâm đã sử dụng quyền điều tra của mình, để truy lùng những vi phạm chính trị của các đối thủ khác”.

Vẫn theo Giáo sư Abuza, “ông Tô Lâm là một người rất tham vọng. Ông ấy sẽ sử dụng chức vụ Chủ tịch nước tới đây, như một bước đệm để lên vị trí cao nhất”.

Nói về nhân sự Tổng Bí thư cho Đại hội tới, Giáo sư Abuza cho rằng, có 4 ứng cử viên là Tô Lâm, Phạm Minh Chính, Vương Đình Huệ và Trương Thị Mai đủ điều kiện.

Giáo sư Abuza cho rằng, ông Phạm Minh Chính “có khả năng làm Tổng Bí thư”, nhưng “luôn luôn có những cáo buộc tham nhũng treo lơ lửng trên đầu ông”. Lý do ông Chính không bị xử lý việc tham nhũng, chỉ bởi “thực sự không có người nào khác trong Bộ Chính trị hiện nay có thể đảm nhận vị trí Thủ tướng”.

Do vậy, chỉ còn 2 ứng viên có tiềm năng cao là Vương Đình Huệ và Tô Lâm. Tuy nhiên, theo giới thạo tin, trước đây, trong thời gian giữ chức Bộ trưởng Bộ Tài chính và Tổng Kiểm toán Nhà nước, ông Vương Đình Huệ có rất nhiều sai phạm, còn tày đình gấp vạn lần Võ Văn Thưởng. Chỉ chờ ông Huệ công khai thể hiện “tham vọng” đối với chức Tổng Bí thư, thì Tô Lâm sẽ trảm ngay lập tức, trong vòng một nốt nhạc.

Trên mạng xã hội có những ý kiến cho rằng, kể từ Quốc hội khoá 1 năm 1946 cho đến khoá 14 năm 2021, tức là 75 năm, Quốc hội Việt Nam không hề có phiên họp bất thường nào. Cho dù, trong 75 năm đó, lịch sử Việt Nam có những giai đoạn không bình yên, và đã trải qua 4 cuộc chiến tranh tàn khốc.

Nhưng, chỉ trong vòng 2 năm, từ 2022 đến 2024, Quốc hội Việt Nam lại có đến 6 phiên họp bất thường, với mục đích duy nhất là xử lý các lãnh đạo cấp cao vi phạm kỷ luật, nhưng lại không nói rõ là vi phạm gì?

Điều đó cho thấy, kẻ thù lớn nhất, nguy hiểm nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam, không phải giặc ngoại xâm, không phải “thế lực thù địch”, mà chính là việc nội bộ lãnh đạo thượng tầng đang chém giết nhau để tranh giành quyền lực.

Đó là lý do vì sao, cựu Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư khóa XII – ông Trần Quốc Vượng – tại Hội nghị Toàn quốc đánh giá kết quả công tác tổ chức xây dựng Đảng năm 2019, triển khai niệm vụ năm 2020, đã nói rằng:

“Đây là vấn đề quan trọng. Cơ đồ ta xây dựng 75 năm nay, sụp đổ hay không cũng do chúng ta thôi, chẳng phải do kẻ thù đâu. Chẳng ai xâm lược mình, chẳng ai mang máy bay, đại bác đến xâm lược, lật đổ chúng ta đâu. Ta không làm tốt thì tự ta lật đổ ta thôi.”

Công luận cho rằng, việc lãnh đạo có khuyết điểm, sai phạm phải xử lý là điều cần thiết, nhưng tại sao cứ phải triệu tập các phiên họp bất thường? Quan trọng nhất, nguyên nhân lãnh đạo bị kỷ luật thì phải công bố rõ ràng cho người dân biết, tại sao cứ phải giấu giếm như vậy?

Trong một thể chế chính trị độc đảng như ở Việt Nam, các cơ chế kiểm soát và điều chỉnh quyền lực đã bị vô hiệu hóa, đến mức tê liệt, thì quyền lực chỉ nằm trong tay một nhóm nhỏ chóp bu. Do đó, khi nhóm chóp bu này của Đảng ra quyết định, thì việc Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Quốc hội họp cũng chỉ là trò mèo, chỉ là “diễn”.

Vậy tại sao còn phải bày vẽ họp bất thường làm gì cho tốn kém. Khi mà ai cũng biết đấy chỉ là thủ tục, mang tính hình thức chiếu lệ, thậm chí là để làm nhục đồng chí bị kỷ luật, và khẳng định quyền uy của một vài cá nhân./.

Cuộc đua ghế Tổng BT: Vì sao Huệ Vương dấu mình và ngoan như cún?

Trà My – Thoibao.de

Kasse animation 7.8.2023