Chống tham nhũng và tham nhũng quyền lực của Tổng Bí thư “lợi bất cập hại”?

Lâu nay, vấn đề tham nhũng trong bộ máy Đảng và nhà nước Việt Nam là một vấn đề nhức nhối, đang có những dấu hiệu mất kiểm soát. Tình trạng quan chức, công chức, viên chức “ăn không từ một thứ gì của dân”, như lời Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan công khai phát biểu, là điều có thật.

Nhiều người cứ đổ tại lý do, do đồng lương không đủ sống, nhưng qua phiên tòa “chuyến bay giải cứu” đã cho thấy, để giảm nhẹ án, tất cả các quan tham khắc phục hậu quả nhanh như chớp. Như Thiếu tướng Nguyễn Anh Tuấn – Phó Giám đốc Công an Hà nội – đã nộp lại tiền khắc phục hậu quả hàng chục tỷ đồng, 1,85 triệu USD, mà vẫn còn dư 200 ngàn USD và 146 cây vàng. Với mức lương của Tướng Tuấn cũng chỉ khoảng 15 triệu/tháng, thì không cần hỏi, tiền đâu ra mà lắm thế và câu trả lời là do tham nhũng mà ra.

Tham nhũng không chỉ là hành vi ăn cắp tài sản Nhà nước để trục lợi. Loại tham nhũng tệ nhất là tham nhũng quyền lực.

Ví dụ: Lợi dụng quyền lực cá nhân để đưa những người thân, bạn bè, hay nhận tiền để đưa người có nhu cầu, ngồi vào các vị trí dễ kiếm tiền, nhiều quyền lực để trục lợi. Hình thức như vậy, rõ ràng không trực tiếp lấy cắp tiền bạc của Nhà nước, được gọi là tham nhũng quyền lực.

Đây là điều phổ biến của các quan chức lãnh đạo hiện nay, điều này rất khó bị phát hiện và cách thức tham nhũng thì “muôn hình vạn trạng”. Như lãnh đạo lạm dụng, vận dụng một cách sai trái các quyền hợp pháp theo luật định, hoặc Điều lệ Đảng, tự cho mình mở rộng quyền lực nhằm thỏa mãn những lợi ích bất hợp pháp; để thỏa mãn quyền lực, nhằm duy trì quyền lực lâu dài, hay để có quyền lực lớn hơn.

Đó là lý do vì sao trong bộ máy của Đảng và Nhà nước, đã có rất nhiều cá nhân không xứng đáng, không đủ phẩm chất, trình độ, năng lực, nhưng lại chiếm giữ nhiều cương vị, nhiều vị trí quan trọng.

Tổng Bí thư Trọng là điển hình về tham nhũng quyền lực, mồm nói kiên quyết không đưa vào Ban Chấp hành Trung ương những người có biểu hiện tham nhũng. Vậy ai là người đã đưa bọn “sâu dân, mọt nước” lên tới hàng chục ngàn người vào các ghế lãnh đạo, thể hiện qua các kết quả của công cuộc chống tham nhũng. Hỏi cũng là trả lời, chuyện lớn và tày đình như thế thì ai ai cũng biết, nói chuyện tham nhũng quyền lực nho nhỏ của Tổng Bí thư, để thấy rõ tâm can.

Ông Bùi Nhật Quang – nguyên Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam

Nêu ví dụ nhỏ, về con đường thăng quan tiến chức của ông “quan trẻ” Bùi Nhật Quang, Ủy viên Trung ương Đảng ở tuổi 46 tuổi, kiêm Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, là người được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trực tiếp dìu dắt.

Được biết, Bùi Nhật Quang là con trai cố Giaos sư Bùi Huy Khoát, là bạn cũ của Tổng Bí thư trong Hội đồng Lý luận Trung ương. Khả năng thăng quan của Bùi Nhật Quang, theo đánh giá, vào Bộ Chính trị là rất cao, và có thể nắm vai trò lớn trong Đảng, vì có trình độ “lý luận Mác xít” giống như Tổng Bí thư.

Vì sao Quang chả tài cán xuất sắc gì, chả tư duy đột phá sáng tạo gì, mà lại vù vù thăng tiến? Rồi đùng một cái, Uỷ ban Kiểm tra Trung ương, Bộ Chính trị và Ban Bí thư đã quyết định kỷ luật Quang, cách chức Ủy viên Trung ương khóa XIII, khi đó mới lòi ra biết bao tội trạng.

Dẫn chứng thứ 2, mới đây, truyền thông nhà nước đưa tin về cuốn sách “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh”. Đó một cuốn sách dày 526 trang, tổng hợp các bài nói, bài viết về công tác phòng chống tham nhũng của Tổng Bí thư Trọng và nhiều tác giả khác.

Để chê sách của Tổng Bí thư mà không đọc là điều hàm hồ, như xem qua loa thì người viết thấy, cuốn sách nói về mục đích “4 không”. Cụ thể, để cán bộ “Không thể, không cần, không muốn và không dám tham nhũng”.

Trước hết, cuốn sách về chống tham nhũng của Tổng Trọng được phát hành trong bối cảnh công cuộc chống tham nhũng đã và đang thất bại, vì nguyên nhân chống tham nhũng đã áp dụng “sai sách” từ vòng gửi xe. Đó là lý do, ở Việt Nam, càng chống, tham nhũng càng tăng, càng nghiêm trọng hơn.

Vậy tại sao, khi chống tham nhũng đã sai sách không thành công mà Tổng Trọng vẫn cho in sách?

Quan trọng, sai ở chỗ, đưa ra luận điểm để cán bộ “Không thể, không cần, không muốn và không dám tham nhũng”, thì lẽ ra, Tổng Bí thư phải thượng tôn vai trò của pháp luật, điều mà ông Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh bằng câu: “Trăm điều phải có thần linh pháp quyền”.

Nghĩa là, chống tham nhũng phải áp dụng biện pháp theo xu hướng chung của thế giới, là “thượng tôn pháp luật, tư pháp độc lập, báo chí tự do và các tổ chức xã hội dân sự tham gia giám sát việc chống tham nhũng”.

Tổng Bí thư Trọng là người người điều hành cơ quan chống tham nhũng Trung ương, mà chưa chống tham nhũng đã lo là “ta tự đánh ta”, “đánh chuột sợ vỡ bình”, rồi “cần phải mở đường cho đồng chí của mình rút kinh nghiệm” v.v… Rồi mới nhất, Bộ Chính trị ra “Thông báo kết luận số 20-TB/TW ngày 8/9/2022 của Bộ Chính trị về chủ trương bố trí công tác đối với cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý sau khi bị kỷ luật” để cứu lãnh đạo tham nhũng.

Như thế thì, dứt khoát khẳng định không thể được, bởi Tổng Trọng mồm nói chống tham nhũng không có vùng cấm, như lại mạng xã hội nói Tổng Bí thư có đầy rẫy “vùng né”.

Đó là chưa kể trong cuốn sách đã thừa nhận, “tiền lương, thu nhập không đủ sống”, vậy cán bộ “không cần tham nhũng” thì sống bằng gì?

Về “không muốn tham nhũng”, thì không dám tham nhũng, nghĩa là sợ, bởi đã sợ thì sẽ không dám làm. Nhưng trên thực tế, kẻ tham nhũng cộm cán, ngoài việc là kẻ có chức có quyền, lại được Tổng Bí thư là người đứng trên tất cả quyền lực trong Đảng, dung túng che chắn, thì việc gì phải sợ ai?

Do đó, nhiều ý kiến cho rằng, phát hành sách “phòng, chống tham nhũng”, chỉ là hình thức, nhằm đánh bóng tên tuổi cho Tổng Bí thư mà thôi. Hơn nữa, Tổng Trọng còn được hưởng khoản nhuận bút kếch xù từ việc bán sách, vì đố cơ quan của Nhà nước nào dám không mua sách của Tổng Bí thư.

Đấy là một trong muôn vàn bằng chứng về tham nhũng quyền lực của Tổng Bí thư./.

Vũ Anh – Thoibao.de

 

 

 

 

 

Kasse animation 7.8.2023