Đảng và Chính phủ phải xin lỗi dân, đó là điều tất yếu

Link Video: https://youtu.be/cQ_7miOMJrI

Ngày 24/7, RFA Tiếng Việt có bài “Đảng và Chính phủ Việt Nam phải xin lỗi người dân về vụ “Chuyến bay giải cứu”’.

Theo đó, để xảy ra đại án nghiêm trọng “Chuyến bay giải cứu” mà tòa sơ thẩm ở Việt Nam đang nghị án trong tuần này, hay vụ que thử Việt Á, mà không có quan chức lãnh đạo cấp cao nhất nào đứng ra xin lỗi người dân, liệu Chính phủ Việt Nam có quá coi thường nhân dân hay không? Đó là câu hỏi được công luận Việt Nam nêu ra.

RFA dẫn quan điểm cá nhân của ông Phạm Viết Đào, cựu quan chức từng làm việc trong cơ quan thanh tra thuộc Bộ Văn hóa, Du lịch và Thể thao của Việt Nam, cho rằng:

Xét xử là về mặt “lýhay pháp lý, ai sai thì phải đưa ra tòa, còn Chính phủ cũng là những con người, để cho trọn vẹn lý tình, phải có động tác xin lỗi. Đúng với ứng xử bình thường của con người.”

Ở Việt Nam, mọi ứng xử ở trong nước đối với vấn đề quản lý, quản trị là chưa trọn vẹn. Tôi theo dõi vụ án giải cứu này, Viện Kiểm sát cũng không nói gì đến việc đền bù cho người bị hại, và ngay những người bị hại cũng không có đại diện trong phiên tòa. Như thế không đúng, bởi vì, tất cả số tiền hối lộ đó là lấy tiền của dân, lấy tiền của các nạn nhân, chứ không phải là lấy tiền của nhà nước.”

Viện Kiểm sát giữ quyền công tố, phải nghĩ đến chuyện tiền ấy phải xử lý như thế nào, để người ta thấy rằng, được đền bù, trả lại, vì chi phí cao hơn bình thường, và phải trả lại cho người dân thì mới là công minh.”

Nếu không, “ông tòa” sẽ trở thành một ông “trấn (lột)” khác à? Ông ấy lại còn cao cấp hơn các ông quan chức bị bắt sao? Để xem tòa ứng xử ra sao, nhưng tôi thấy hình như là họ “quên”, họ “bỏ qua”, như những phiên tòa khác…

Theo tôi, tòa này phải có người bị hại, tức là những người mua vé mà phải chịu giá cao, như vậy, số tiền thu về, phải đền bù lại cho người dân, cái ấy phải là trách nhiệm của nhà nước đã lập ra phiên tòa, còn nếu không, ông này lại “chén lại” của ông kia, thì còn ra gì? Mà có phải là tiền của nhà nước đâu mà nhập vào (ngân sách) của nhà nước?

Nếu không làm việc đó, thì tức là làm sai, tiền mà thu về để làm gì? Định xây tượng đài, hay định chia nhau? Bây giờ thu về 130 tỷ đồng Việt Nam, tuyên bố rồi, thì tiền đó bỏ vào đâu? Không thể nộp ngân sách được…”, ông Phạm Viết Đào nói.

Hình: Bài trên RFA

RFA cũng dẫn lời ông Trần Tiến Đức, một cựu cố vấn Ủy ban Các vấn đề Xã hội của Quốc hội Việt Nam, cho rằng:

Dư luận hoan nghênh việc đưa ra xét xử, nhưng người ta cũng thắc mắc rằng, những người bị nạn là người dân, liệu sau vụ xử này, có được bồi hoàn gì không? Những khoản tiền mà người ta hoàn toàn tin tưởng vào nhà nước mà bỏ ra, mà bị mất tiền, thì bây giờ, người ta được bồi hoàn như thế nào?”

Tôi nghĩ rằng, sau phiên tòa, Chính phủ và các bộ liên quan sẽ phải trả lời trước công luận và trả lời trước nhân dân về chuyện này.”

Việc mà các quan chức trong Chính phủ để xảy ra những chuyện, những hành vi vi phạm luật pháp, mà sâu rộng như thế, mà ảnh hưởng đến uy tín của Chính phủ, thì xin lỗi là một điều tất yếu.”

Tôi không nghĩ rằng những người có trách nhiệm là vô can, họ phải chịu trách nhiệm, bởi vì tất cả cán bộ đều phải tuyển chọn, được sàng lọc qua một quá trình cũng rất nhiều cấp, nhiều giai đoạn khác nhau và người ta vẫn gọi là được thử thách ở nhiều cương vị khác nhau. Cho nên, đến khi có vi phạm về luật pháp, chắc chắn những người đã từng bổ nhiệm họ, đã từng phê duyệt họ, tôi nghĩ là phải chịu trách nhiệm.”

Nếu mà nói gọn lại một câu, đấy là sự phản bội lại niềm tin! Bởi vì người dân đã tin tưởng, người ta đặt hết cả niềm tin, thậm chí đặt hết tiền của của người ta vào những cơ quan có trách nhiệm của nhà nước. Bây giờ những niềm tin của họ bị phản bội, họ bị lừa, thì đấy là sự phản bội niềm tin.”

Hoàng Anh

>>> Chuyện ông chủ tịch Tỉnh nhận hơn 1000 cuộc gọi

>>> RSF lên án Hà Nội buộc tội Đường Văn Thái điều 117.

>>> Vụ “chuyến bay giải cứu”: Đặc quyền trong khi xử án

>>> Hoàng Văn Hưng sẽ bị kết tội như thế nào?

Một nền giáo dục lạc đường, phản giáo dục


Kasse animation 7.8.2023