Việt Nam tuân lệnh Nga đàn áp kiều dân Nga

Link Video: https://youtu.be/EZkfsjEts50

Ngày 9/4, VOA Tiếng Việt có bài “Nhận lệnh của Nga đàn áp kiều dân phản chiến, Việt Nam lách luật của chính mình và cam kết quốc tế”.

Bài báo kể về trường hợp của anh Sergey Kuropov, một người Nga 39 tuổi, đã đến Việt Nam sinh sống từ năm 2014, và sau đó đã lập gia đình tại Nha Trang. Kể từ khi chiến tranh Ukraine nổ ra vào ngày 24/2/2022, anh đã đăng nhiều bài viết trên mạng xã hội, lên án Nga về cuộc chiến và những người ủng hộ cuộc chiến.

Sau những bài đăng này và sự tham gia của anh trong những cuộc thảo luận công khai qua video bàn về cuộc chiến, đã nhanh chóng thu hút sự chú ý của nhà chức trách Nga. Vợ cũ của anh ở Nga báo tin, cảnh sát đã đến nơi anh từng cư trú để hỏi thăm về nơi ở hiện tại của anh. VOA dẫn lời anh cho biết.

Sau đó, Công an Việt Nam bắt đầu nhắm mục tiêu vào anh, vào tháng 6/2022, với những buổi làm việc tại nơi anh dạy học, tại phòng quản lý xuất nhập cảnh, và tại nhà riêng của anh. Điều đáng nói là “Thẻ tạm trú” của anh bị công an thu giữ trong một buổi làm việc, để “phục vụ xác minh, giải quyết các thủ tục xuất, nhập cảnh”, theo một biên bản lập vào ngày 10/6/2022 mà VOA xem qua. Nhưng, họ không bao giờ trả lại thẻ cho anh.

VOA nhận xét, bằng việc thu hồi thẻ tạm trú của anh Kuropov, nhà chức trách Việt Nam đã từ chối quyền được cư trú hợp pháp của anh và qua đó cản trở anh xuất cảnh.

May mắn là anh đã được Cơ quan Người Tị nạn của Liên Hợp Quốc công nhận tư cách người tị nạn và được Lãnh sự quán Canada cấp một giấy thông hành đặc biệt, cho phép anh nhập cảnh Canada mà không cần hộ chiếu, vượt qua trở ngại thẻ tạm trú bị Việt Nam thu hồi.

Trong thời gian chờ đợi hồ sơ được duyệt xét để rời khỏi Việt Nam, anh thường xuyên bị công an sách nhiễu và bị đe dọa dẫn độ về Nga.

Trường hợp thứ hai được VOA nhắc đến trong bài viết là ông Serkhio Kuan, một công dân Nga 52 tuổi, người đã tham gia các cuộc biểu tình phản đối chiến tranh Ukraine ở Nha Trang vào cuối tháng 2/2022.

Ngày 24/3, ông gửi một email ngắn tới Lãnh sự quán Nga tại Đà Nẵng, bày tỏ sự phẫn nộ về cuộc chiến. “Xin chào, cha tôi là người Ukraine. Ông ấy có mệnh hệ gì thì các người biết tay”, ông viết.

Email này đã được chuyển cho nhà chức trách Việt Nam. Sau đó ông Serkhio đã bị công an xuất nhập cảnh ở Nha Trang thẩm vấn, và trưởng công an cho biết, có lệnh trục xuất ông “từ trên.”

Công an nói rằng người Nga có thể giết tôi ở Việt Nam,” ông nói và xác nhận công an hối thúc ông rời khỏi Việt Nam để “bảo toàn tính mạng”. Không rõ mối đe dọa mà công an nêu ra có căn cứ thực tế hay không, hay là một chiêu thức để buộc ông chấp hành lệnh trục xuất.

VOA dẫn lời ông Kuan nói rằng, ông cũng bị công an làm áp lực để kí “nhiều giấy tờ khác nhau” mà trong đó có văn bản đồng ý “tự nguyện” trục xuất.

Ông bị áp tải đến sân bay Nội Bài ở Hà Nội để đáp chuyến bay rời khỏi Việt Nam vào một ngày đầu tháng 4 năm ngoái. Các viên chức công an lấy lại hết những giấy tờ mà ông đã kí trước đó.

Nếu tôi bị dẫn độ về Nga, tôi sẽ phải ngồi tù 10-15 năm, thậm chí còn hơn nữa,” ông nói.

Ông Kuan cuối cùng không phải quay trở về Nga. Do không có chuyến bay thẳng Hà Nội – Moscow nên ông được đưa lên một chuyến bay quá cảnh tại Dubai và không có nhân viên an ninh đi cùng. Ông đã nhân cơ hội này thoát khỏi hành trình mà ông tin là sẽ kết thúc bằng việc ông bị bắt giữ tại sân bay.

Hình: Bài trên VOA

VOA cho biết, họ phát hiện ít nhất ba trường hợp công dân Nga bị ép rời khỏi Việt Nam trong những hoàn cảnh mập mờ và thậm chí đáng ngờ về mặt pháp lý, trong đó có 2 trường hợp kể trên. Tất cả đều xuất phát từ yêu cầu trục xuất của cơ quan ngoại giao Nga tại Việt Nam và ít nhất một trường hợp thu hút sự can dự trực tiếp của Moscow. Không rõ có những trường hợp nào khác chưa được biết đến hay không.

VOA tham khảo các văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam và các công ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, đối chiếu với trường hợp cụ thể của 2 công dân Nga kể trên, thì phát hiện có những chỉ dấu cho thấy, Việt Nam dường như đã lách luật của chính mình và những cam kết quốc tế để chiều theo ý của Nga, khơi lên những câu hỏi về sự độc lập của hệ thống tư pháp của Việt Nam trước sự can thiệp của nước ngoài, theo nhận định của các chuyên gia pháp lý.

Nhận định về cách hành xử của nhà cầm quyền Việt Nam, VOA cho rằng, Việt Nam khi cần cân nhắc, đã để chính trị lấn lướt những nguyên tắc của pháp trị.

VOA dẫn lời Luật sư nhân quyền Lê Quốc Quân cho biết, “chủ quyền của Việt Nam đã bị phương hại” và vụ việc này là “nghiêm trọng”.

Trong hoàn cảnh này tôi thấy rõ Việt Nam đã đứng ‘ngầm’ về phía Nga, dù họ vẫn nói là ‘không đứng về bên nào,’” ông kết luận.

Xuân Hưng – thoibao.de

>>> Luật pháp Trung Quốc nương tay với những kẻ buôn người khiến dân chúng phẫn nộ

>>> Đảng phải đi một đường ngoằn nghèo về ngoại giao trong cục diện phân cực mới của thế giới

>>> Cơ quan giám sát cho thuê hàng không đưa ra cảnh báo về Việt Nam sau tranh chấp máy bay

>>> Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh ảm đạm, liệu chính quyền có thể tìm ra giải pháp để vực dậy?

Blogger Nguyễn Lân Thắng không đồng ý bị “xét xử kín”


Kasse animation 7.8.2023