Dân đánh đu với tử thần, Đào Hồng Lan vẫn bình chân như vại

Trước khi hết thuốc, Bệnh viện Việt Đức, Bệnh viện Chợ Rẫy, bệnh viện Bạch Mai đã kêu gào trên truyền thông. Họ kêu gào như thế không ngoài mục đích là để bà Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan có ngay biện pháo tháo gỡ. Tuy nhiên, bà Bộ trưởng này vẫn cứ ung dung đi dự hết buổi lễ này đến buổi lễ khác. Sinh mạng người dân là quan trọng, nhưng trong mắt bà Bộ trưởng này thì không bằng các buổi lễ vô bổ.

Và thời hạn ngày 1/3 cũng đến, ngày này, Bệnh viện Việt Đức phải ngừng mổ phiên, dành vật tư cho các ca mổ cấp cứu bệnh nhân nguy kịch. Các bác sĩ “bận rộn” làm công tác tư tưởng cho bệnh nhân phải hoãn mổ. Có thể nói, trong ngày này, rất nhiều cảnh đau lòng diễn ra tại bệnh viện.

Cảnh “ùn ứ” bệnh nhân tại bệnh viện Việt Đức

Cạn thuốc thì thầy thuốc cũng đành bất lực. Những câu hỏi như: “Bác sĩ ơi bố cháu đau quá rồi, chờ lâu quá rồi”; “Nhưng mà nhà cháu vay mượn mãi mới đủ tiền giờ lại phải hoãn hả bác”; “Để lâu thế có sao không bác”… cũng khiến các bác sĩ thắt lòng, nhưng không biết làm gì được.

Gáo sư, Tiến sỹ Trần Bình Giang, Giám đốc Bệnh viện Việt Đức phát biểu trên báo chí rằng, dù biết người bệnh quá thiệt thòi khi phải hoãn mổ, nhưng bác sĩ không thể tay không bắt giặc, không có vật tư, hóa chất, không thể phẫu thuật bằng… mồm. Bệnh viện hiện vẫn đang nỗ lực, “cầu cứu” Bộ Y tế để triển khai đấu thầu, mua sắm vật tư tiêu hao, hóa chất… Nếu việc mua vật tư diễn ra thuận lợi và nhanh chóng, thì sớm nhất cũng phải khoảng 1 tháng nữa các hoạt động phẫu thuật của bệnh viện mới có thể trở lại bình thường.

Còn Phó Giáo sư, Tiến sỹ, Bác sỹ Nguyễn Văn Chi, Giám đốc Trung tâm Cấp cứu A9, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, bệnh viện này cũng đối mặt với cùng những khó khăn chung của ngành y tế sau đại dịch COVID-19, nhất là vấn đề thiếu dụng cụ máy móc,  trang thiết bị,  vật tư tiêu hao và thuốc.

“Chúng tôi đã gặp những khó khăn như vậy và với mong muốn là chăm sóc tốt nhất cho cho người bệnh, Bệnh viện Bạch Mai luôn tìm ra những cách để đáp ứng được nhu cầu của người bệnh. Mặc dù là hết sức khó khăn nhưng vẫn cố gắng cao nhất để đảm bảo người bệnh được khám và điều trị ở mức độ tốt nhất có thể”, Phó Giáo sư, Tiến sỹ, Bác sỹ Nguyễn Văn Chi chia sẻ.

Ngày 25/2, bà Đào Hồng Lan phát biểu một cách vô cảm rằng, “tình trạng thiếu thuốc, thiếu trang thiết bị, vật tư y tế, có nguyên nhân do tâm lý lo lắng đối với đội ngũ làm công tác đấu thầu, đặc biệt là bác sĩ không có chuyên môn về tài chính nên gây ách tắc, chậm trễ”. Thay vì đổ lỗi mà bà bắt tay vào xé ngay thủ tục rườm rà, phức tạp, để giải quyết gấp vấn đề thiếu thuốc cho bệnh viện, thì này người dân đâu phải quằn quại trên giường bệnh như thế này?

Những ngày qua, Đảng Cộng sản đang tụ họp để bầu bán mang tính hình thức đối với chức vụ Chủ tịch nước. Cả Trung ương Đảng tụ về đấy diễn trò biểu quyết, trong khi đó, dân tình khốn khổ, vật vã, đang phải chiến đấu với tử thần, chỉ vì sự tắc trách của bà Bộ trưởng Bộ Y tế.

Ngành y nguy cấp, bà Bộ trưởng vẫn bình chân như vại

Tiền thuế của dân cần phải trả lại cho dân. Dân đóng thuế để Đảng có tiền hoạt động, để nhà nước có tiền hoạt động, tại sao Trung ương Đảng chi cho Bộ Công an đến 5,2 tỷ đô la mà chi cho Bộ Y tế chỉ có 311 triệu đô la. Bộ Y tế hiện nay như một đống rác, ngân sách còm cõi, luật lệ rối rắm, Bộ trưởng là người không biết gì về ngành y. Đấy là cách mà Đảng Cộng sản đã “chăm lo cho dân” sao?

Việc chọn bà Đào Hồng Lan làm Bộ trưởng Bộ Y tế cho thấy, Đảng Cộng sản đã chọn sai người. Tuy nhiên, họ vẫn cho rằng, Đảng luôn vĩ đại, luôn sáng suốt. Không biết ông Nguyễn Phú Trọng có chọn lại người thay thế bà Đào Hồng Lan hay không? Hay là cứ để bà Bộ trưởng này làm cho hàng loạt bệnh nhân trên khắp cả nước phải mất mạng vì y tế yếu kém, khi đó ông mới xem xét?

Thu Phương – Thoibao.de (Tổng hợp)

Link tham khảo:

https://dantri.com.vn/suc-khoe/ngay-dau-bv-tuyen-cuoi-ngung-mo-phien-that-long-nhin-benh-nhan-dau-don-20230301083326383.htm

Kasse animation 7.8.2023