Trung Quốc hưởng lợi trong cuộc xâm lược của Nga

Link Video: https://youtu.be/e0tabPhEhew

Ngày 24/2 vừa qua đã đánh dấu tròn một năm Liên bang Nga phát động cuộc chiến tranh xâm lược Ukraine. Giữa lúc Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc thông qua một nghị quyết kêu gọi chấm dứt chiến tranh, yêu cầu Nga rút quân khỏi Ukraine, Trung Quốc lại là một trong những nước bỏ phiếu trắng, nghĩa là vẫn quyết tâm không thể hiện động thái gây áp lực buộc Tổng thống Putin phải thực hiện thiện chí giải quyết xung đột.

Điều đáng buồn cười là cùng lúc đó, theo tờ báo Tân Hoa Xã, ngày 24/2, Trung Quốc lại đề xuất giải pháp chính trị gồm 12 điểm đối với cuộc khủng hoảng tại Ukraine, kêu gọi các bên ngừng bắn và nối lại đàm phán hòa bình.

Đề xuất này của Trung Quốc lại nêu rõ các bên cần tuân thủ nghiêm luật pháp quốc tế đã được công nhận, trong đó có các mục đích và nguyên tắc của Hiến chương Liên hợp quốc. Như vậy, có thể thấy, hành động của cường quốc lớn thứ hai thế giới này hoàn toàn đi ngược lại với lời nói của chính họ.

Tờ báo vietnamplus trong ngày 24/2 đưa tin: “Theo văn bản mà Trung Quốc đưa ra, nước này cũng kêu gọi từ bỏ tâm lý Chiến tranh Lạnh, theo đó các bên nên cùng có tầm nhìn về an ninh chung, toàn diện, hợp tác và bền vững, đem lại hòa bình và ổn định dài hạn cho thế giới, từ đó sẽ giúp thiết lập một cấu trúc an ninh châu Âu cân bằng, hiệu quả và bền vững. Các bên cũng nên ngăn chặn tình trạng đối đầu và cùng nhau hợp tác vì hòa bình và ổn định trên lục địa Á – Âu.”

Mặc những lời nói đầu môi thể hiện đạo đức và nhân nghĩa của các nhà lãnh đạo Bắc Kinh, Hoa Kỳ vẫn luôn nhắc đi nhắc lại cảnh báo của nước này đối với Trung Quốc về việc âm thầm tài trợ vũ khí cho quân đội của Putin, để tiếp tục cuộc chiến xâm lược Ukraine. Những hành động của Bắc Kinh cho dù bằng bất kì hình thức nào cũng sẽ được xem là vượt qua “lằn ranh đỏ”.

Hình: Bài báo trên trang vietnamplus

Ở phía bên kia, Ngoại trưởng Vương Nghị ngoài mặt, luôn phải nhắc lại lập trường của Bắc Kinh là không tham dự vào cuộc chiến ở Ukraine. Mặc dù, đã có thông tin từ tờ báo Der Spiegel của Đức, vào ngày 23/2 cho biết, Nga sẽ được hãng sản xuất máy bay không người lái Trung Quốc Xian Bingo cung cấp 100 máy bay không người lái ZT-180, loại có thể mang đầu đạn nặng 30 – 35kg để thực hiện tấn công vào hạ tầng của Ukraine. Hơn nữa, Xian Bingo cũng sẽ có kế hoạch giúp Nga xây dựng một địa điểm sản xuất máy bay không người lái, để có thể làm ra 100 chiếc mỗi tháng.

Nhìn vào thế cục hiện tại, có thể thấy rằng, nếu cuộc xung đột tại Đông Âu tiếp tục kéo dài, Trung Quốc sẽ là quốc gia hưởng lợi nhiều nhất. Trước hết, vì Nga đang phải chịu sự trừng phạt của Mỹ và Châu Âu, Trung Quốc một mặt có thể lợi dụng cơ hội mua dầu khí giảm giá từ Nga, mặt khác có thể từng bước khiến nước này xích lại gần hơn và lệ thuộc Bắc Kinh về kinh tế, chính trị, thậm chí cả về quân sự.

Trong khi đó, Trung Quốc tận dụng thời gian để tiếp tục phát triển kinh tế, bồi dưỡng sức mạnh quân sự, nhưng đồng thời vẫn tỏ ra khẳng khái đóng vai trò một cường quốc luôn chủ trương hòa bình.

Việc Nga xua quân xâm lược Ukraine cũng có thể là một phép thử đối với động thái và phản ứng của quốc tế đối với quốc gia phát động cuộc chiến. Mặc dù địa chính trị của Trung Quốc và Đài Loan có khác biệt so với Nga và Ukraine, nhưng Bắc Kinh cũng phải suy tính kỹ lưỡng nếu như muốn tiến hành cuộc chiến nhằm thôn tính Đài Loan trong tương lai.

Theo lời bình luận của blogger Ngô Nhân Dụng trên blog của VOA Tiếng Việt ngày 26/2: “Tập Cận Bình cũng không thể chấp nhận để cho Vladimir Putin thất trận nhục nhã rồi bị lật đổ. Trung Cộng cần một nước Nga độc tài chuyên chế, liên kết chống lại Mỹ và Âu châu.”

Tập Cận Bình không quên phô bày một hình ảnh giả nhân giả nghĩa, kêu gọi hai bên cùng ngưng bắn. Đề nghị này nghe rất đẹp, nếu quân Ukraine cũng đã tiến vào nước Nga rồi. Nhưng bây giờ, sẽ chỉ có lợi cho Vladimir Putin. Vì quân Nga đang chiếm đóng một phần nước Ukraine, sẽ có cơ hội được nghỉ ngơi để chờ tiếp viện.” – Ông Dụng nhận xét thêm.

Hình: Bài bình luận của blogger Ngô Nhân Dụng trên báo VOA

Minh Vũ – Thoibao.de (Tổng hợp)

>>> Hội nghị bất thường cho trò “ăn chia”, Thủ tướng Chính bị dính “ong vò vẽ”

>>> Nguy cơ “bà õng ẹo” Đào Hồng Lan đẩy Trần Hồng Hà ngã ngựa như Vũ Đức Đam

>>> Bệnh lú lẫn của ông Tổng là thật, ông nuôi chuột rồi lại đánh chuột

Giáo dục Việt Nam đã tạo ra nhiều “tướng cướp”


Kasse animation 7.8.2023