Tô Lâm làm chính trị “cây tre”. Mồi gì có thể nhử được ông Tô?

Link Video: https://youtu.be/_KXPAxeSQE4

Hiện nay ông Tô Lâm gắn bó mật thiết với phe ông Nguyễn Phú Trọng. Tuy nhiên, trong quá khứ, Tô Lâm không phải là người của ông Tổng như mọi người tưởng. Trên đời này có 2 thứ làm cho mọi quan chức Cộng sản phải sa ngã, đó là quyền lực và tiền bạc. Có người ví những quan chức trong chính quyền Cộng sản là tỷ phú không ngai. Có nghĩa là, ý người ta cho rằng, những quan chức Cộng sản rất giàu, nhưng họ không khoe và không thể khoe như các doanh nhân. Bởi tiền của họ không phải do mồ hôi nước mắt của họ mà là mồ hôi nước mắt của bá tánh.

Trong xã hội này, để làm giàu lớn thì phải tham gia vào lợi ích nhóm và dựa vào thế lực chính trị. Có người nói toạc ra là, các doanh nhân tham gia vào lợi ích nhóm để mua chính sách. Khi chính sách đó làm lợi cho các đại gia, thì các đại gia này sẽ chi trả hậu hĩnh cho những người làm ra chính sách đó. Đấy là mối quan hệ cộng sinh không thể tách rời nhau.

Trước khi làm Bộ trưởng Bộ Công an, ông Tô Lâm là Thứ trưởng, lúc đó ông chưa phải là cánh tay đắc lực của ông Nguyễn Phú Trọng như bây giờ. Lúc đó, ông là cánh tay đắc lực cho đồng tiền. Có rất nhiều thương vụ mà ông Tô Lâm tham gia, tuy nhiên những thương vụ này không có giấy trắng mực đen ghi lại. Chỉ có một vụ duy nhất, đó là vụ Mobifone mua AVG. Vụ án này để lại vết tích là những công văn trao đổi giữa ông Thứ trưởng Bộ Công an Tô Lâm và Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn, cùng Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son.

Để dúi AVG vào tay Mobifone với giá cao nhằm rút ruột ngân sách chia chác, nhóm lợi ích gồm Phạm Nhật Vũ – em trai Phạm Nhật Vượng, Trương Minh Tuấn và Nguyễn Bắc Son của Bộ Thông tin và Truyền Thông (Mobifone thuộc Bộ Thông tin và Truyền Thông) và Tô Lâm của Bộ Công an, phối hợp nhau “múa may” qua lại để có cớ mua bán.

Hình: Ông Tô Lâm và Nguyễn Bắc Son

Ngày 15/10/2014, Phạm Nhật Vũ gửi công văn số 517/AVG-CV cho Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son trong đó có nói là có công ty 8206 của Hồng Kông đã đặt cọc 10 triệu Mỹ kim để mua AVG với giá 700 triệu Mỹ kim. Trong văn thư 517/AVG-CV này thì Phạm Nhật Vũ xin được chào bán AVG cho công ty 8206 và cho biết Vũ sẽ ký kết hợp đồng vào ngày 15/11/2014.

Bộ Thông tin và Truyền thông không quyết. Vì thế ngày 26/11/2014, ông Trương Minh Tuấn – Thứ trưởng Bộ Thông tin Truyền thông ký văn thư số 200/BTTTT-VP gửi ông Tô Lâm – Thứ trưởng Bộ Công an, xin ý kiến về việc hướng dẫn chào bán cổ phần cho AVG.

Ngày 8/12/2014, ông Tô Lâm ký văn thư số 4352/BCA-A81, phúc đáp công văn 200/BTTTT-VP, và cho biết, không cho bán cổ phần cho nước ngoài, mà chỉ được bán cho trong nước. Trong văn thư này, Thứ trưởng Tô Lâm nói rằng, con số 700 triệu đô la là quá cao.

Để lập rào chắn rủi ro cho thương vụ này, ngày 5/3/2015, ông Trương Minh Tuấn ký văn thư số 44/BTTTT-QLDN gửi Tô Lâm và yêu cầu Bộ Công an đưa giao dịch này vào danh mục bí mật. Sau đó, ông Tô Lâm ký văn thư số 418/BCA-TCAN ngày 9/3/2015, đưa các giao dịch này vào dạng mật. Đó là một trong những lý do để vụ việc mua bán trái pháp luật này không bị phát giác. Văn bản 418/BCA-TCAN này vi phạm quyết định số 961/QĐ-BCA (A11) ngày 22/8/2006 quy định về các danh mục bảo mật.

Hình: Khi Tô Lâm làm tiền

Ngày 18/12/2015, Thứ trưởng Trương Minh Tuấn ký văn thư số 235/BTTTT-QLDN gửi Bộ Công an về nội dung giá. Ngày 21/12/2015, Tô Lâm ký văn thư số 2889/BCA-A61 trả lời, trong đó có hai nội dung về giá mua và hiệu quả kinh doanh.

Nghĩa là, ông Tô Lâm dính đến AVG về quyết định đưa vụ mua bán này vào bí mật và định giá. Như mọi người đã biết, thương vụ đổ bể, Trương Minh Tuấn, Nguyễn Bắc Son, Phạm Nhật Vũ v.v.. đi tù, còn hồ sơ liên quan đến Tô Lâm bị khóa vì chữ “mật”. Thương vụ hỏng ăn này còn được cho là có bàn tay của con gái ông Nguyễn Tấn Dũng là bà Nguyễn Thanh Phượng. Bà Phượng cho một “hình nhân thế mạng” lập Công ty gGiám định AMAX tham gia cuộc chơi.

Sau vụ này, ông Tô Lâm lên làm Bộ trưởng và nhờ cùng phe với ông Nguyễn Phú Trọng, nên ông Trọng không xử lý Tô Lâm. Trước làm Bộ trưởng, Tô Lâm theo trường phái “tiền”, sau khi lên chức Bộ trưởng, Tô Lâm đã ngả về quyền nhiều hơn.

Có thể nói, cuộc đời làm chính trị của Tô Lâm, có 2 thứ mà ông theo đuổi, đó là quyền và tiền. Quyền là ưu tiên số một, vì quyền có thể làm ra tiền. Còn nếu quyền lực yếu, ông sẵn sàng chạy theo tiền. Đó là bản chất con người ông Tô Lâm.

Mai Hạnh – Thoibao.de (Tổng hợp)

>>> Bão hung quần thảo, Phạm Minh Chính cho gia cố nhóm lợi ích quân đội “chống bão”?

>>> Tổng – Tô và Chính – Giang, hai cặp sẽ “kịch chiến”?

>>> Thượng gian, hạ ác. Lính Tô Lâm tấn công dân như kẻ thù

Nguyễn Thị Thanh Nhàn AIC đang bỏ trốn, luật sư làm đơn kháng cáo thay


Kasse animation 7.8.2023