Công nhân thất nghiệp, nỗi lo còn dài…

Link Video: https://youtu.be/Zil0cmFafHo

Theo thống kê của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, tính đến ngày 1/12, có 1.235 doanh nghiệp cắt giảm lao động. Cả nước có 430.660 lao động bị giảm giờ làm và 41.550 người bị mất việc. Dự báo, nhiều doanh nghiệp sẽ còn tiếp tục gặp khó khăn kéo dài sang năm 2023, khiến sẽ có thêm nhiều lao động thiếu, mất việc làm, đời sống công nhân bị ảnh hưởng, bế tắc. Khả năng trong tháng 1/2023 sẽ có 667 doanh nghiệp cắt giảm thêm khoảng 15.800 lao động, giảm giờ làm của thêm 272.000 người.

Đây chỉ là con số thống kê của Liên đoàn Lao động, con số thực tế còn cao hơn rất nhiều, vì còn hàng ngàn công ty vừa và nhỏ không được cán bộ Liên đoàn quan tâm tới và con số thống kê của Liên đoàn chỉ mới tổng hợp trên 44 tỉnh thành.

Ông Đào Quang Vinh, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học – lao động và xã hội (thuộc Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội) cho rằng, các chính sách an sinh xã hội của Nhà nước rất quan trọng trong giai đoạn này. “Đối với những người lao động tạm thời mất việc làm, họ cần được hỗ trợ để có nguồn thu nhập tối thiểu. Bên cạnh đó, cần huy động từ quỹ bảo hiểm thất nghiệp, quỹ hỗ trợ đào tạo nghề cho người lao động…” Ông Vinh nhấn mạnh.

Hình: Công nhân thất nghiệp đi tìm việc làm trong khu công nghiệp

Thực tế thì như thế nào?

Rất nhiều công nhân hiện nay đan trong tình trạng ở nhà chờ việc làm, TP. HCM có 18.000 lao động, Bình Dương khoảng 28.000 người và Đồng Nai là 2.200 người. Các công ty cho công nhân tạm nghỉ hứa hẹn, “có việc sẽ gọi”.

 

Nhưng công nhân chờ đã vài tháng nay mà không thấy gọi đi làm trở lại. Vì không bị buộc thôi việc hay huỷ hợp đồng trước hạn, nên trên giấy tờ, họ vẫn đang có việc làm, vì vậy, họ không thể được nhận trợ cấp thất nghiệp. Ngoài ra, những người bị nghỉ chờ việc này còn gặp khó khăn trong việc đi xin việc làm mới, vì họ còn ràng buộc với công ty cũ. Chủ sử dụng lao động mới e ngại rằng, khi công ty cũ gọi, họ sẽ quay về. Hơn nữa, nếu xin được việc làm mới, lương của họ lại quay về mức khởi điểm rất thấp, và nếu chủ động xin nghỉ việc, họ sẽ không được bồi thường hợp đồng. Và như vậy, hàng ngàn người ở trong tình trạng bị “treo” việc, bế tắc khi Tết nhất đã cận kề.

Hình: Những người công nhân thất nghiệp lo lắng tương lai

 

Chỉ riêng với ngành da giày, từ đầu năm đến nay, 100% công ty giảm giờ làm, cho công nhân hoãn việc hoặc nghỉ không lương.

Những khó khăn của công nhân, Liên đoàn Lao động có biết hay không? Lướt một vòng báo chính thống thì thấy, Liên đoàn Lao động biết rất rõ, họ có trong tay những con số thống kê cụ thể. Nhưng họ làm gì để hỗ trợ công nhân? Khảo sát, thuyết phục chủ sử dụng lao động và báo cáo, hết.

Khảo sát. Việc này họ làm khá tốt và cũng không khó khăn lắm, vì họ có công đoàn cơ sở, công đoàn cơ sở sẽ báo cáo số liệu cho họ theo từng tháng, từng quý, và họ chỉ việc ngồi tổng hợp lại.

Thuyết phục chủ sử dụng lao động. Việc này tuỳ thuộc vào sức khoẻ doanh nghiệp và tâm tính của chủ doanh nghiệp, nếu mọi chuyện ổn thì chắc cũng không có vấn đề gì. Nhưng tình thế hiện nay, dù có gặp được ông chủ tốt tính thì cũng lực bất tòng tâm. Bởi vì chủ sử dụng lao động không có hợp đồng, không xuất được hàng, thì nếu cho lao động vào làm việc, xong trả lương “bằng niềm tin” à. Họ gồng lắm thì cũng chỉ hỗ trợ công nhân được vài tuần khi mới nghỉ việc. Thời điểm này, chính các chủ doanh nghiệp cũng đang gặp khó, họ cũng cạn sức rồi, cũng sẽ phải buông tay nếu tình hình không có biến chuyển gì mới.

Hình: Cán bộ Liên đoàn Lao động Việt Nam luôn bận bịu với họp hành, hội nghị…

Báo cáo. Việc này là việc quen thuộc của tất cả công chức, Liên đoàn Lao động cũng không ngoại lệ. Họ nắm tình hình, thu thập số liệu, xong kê vào hồ sơ, trình bày rất đẹp, rồi chuyển “lên trên”. Đến đây, việc quan tâm đến hồ sơ lao động hay không, còn tuỳ thuộc tâm trạng của người lãnh đạo Đảng và Nhà nước. Mà ở vào thời điểm này, chắc các sếp lớn không có thời gian quan tâm mấy cái vụn vặt như “đời sống công nhân” đâu, vì cuộc đấu đá ở thượng tầng của họ đang vào hồi gay cấn. Ngân sách cũng đã cạn kiệt rồi, mà trợ giúp vài triệu công nhân cũng đuối lắm, thôi, đừng dính đến cho lành… Thế là báo cáo của công đoàn cứ nằm xếp xó, thỉnh thoảng được lôi ra tham khảo đôi chút cho các tham luận, báo cáo, họp hành, chỉ đạo gì gì đấy…

Vậy, Liên đoàn Lao động Việt Nam chẳng có một chút tác dụng nào với người lao động. À không… Liên đoàn Lao động có thực hiện vai trò của mình, họ trích quỹ công đoàn, “chăm lo” cho người lao động với mức 500.000đ/người, đại khái vậy.

Người lao động Việt Nam cần phải có công đoàn độc lập của họ, để bảo vệ quyền lợi cho chính họ, và để giúp đỡ nhau trong khủng hoảng. Chứ không phải là một công đoàn do nhà nước lập ra, làm việc theo kiểu hành chính quan liêu và hoàn toàn không biết, không có khả năng xử lý khủng hoảng.

Hình: Công nhân cần công đoàn độc lập của họ, chứ không phải “cán bộ công đoàn” chuyên phổ biến nghị quyết

Nguyễn Trí – Thoibao.de (Tổng hợp)

>>> Nghĩ gì khi dàn lãnh đạo Việt Nam đứng cúi đầu trước di ảnh Giang Trạch Dân?

>>> Ngành Ngoại giao bốc cháy, hàng loạt đại sứ xộ khám, nhà Bùi Thanh Sơn và Phạm Bình Minh bao giờ bén lửa?

>>> Bài toán bất động sản làm Chính phủ rối như “gà mắc tóc”

Shark Thuỷ bắt đầu bị sờ gáy, liệu có là quá muộn?


Kasse animation 7.8.2023