Thế lực nào đã “đì” Vũ Đức Đam?

Link Video: https://www.youtube.com/watch?v=gRvakdfKssw

Có thể nói rằng, ông Vũ Đức Đam là một trong những quan chức CS lấy được lòng dân nhất hiện nay. Đó là điều khó mà phủ nhận. Hơn nữa, ông Đam cũng là một quan chức được đào tạo bài bản ở nước ngoài, một giá trị hiếm có trong chế độ CS.

Trong chính quyền CS không thiếu những con người học bài bản từ nước ngoài, nhưng hầu hết trong họ tỏ ra vô dụng, ví dụ như ông Nguyễn Thiện Nhân chẳng hạn. Người ta không thấy năng lực quản lý của ông Nhân thể hiện ở mặt nào cả. Hay như Hoàng Trung Hải, ông này cũng từng du học Anh Quốc, Tiếng Anh nói lưu loát nhưng cuối cùng những gì ông ta làm là sai phạm rất lớn trong các dự án mà ông Nguyễn Tấn Dũng gọi là “quả đấm thép”. Hay như Nguyễn Thanh Nghị, cũng Tây học với bằng tiến sĩ tại Hoa Kỳ, nhưng trên cương vị bí thư tỉnh Kiên Giang, ông ta đã để xảy ra sai phạm đất đai ở Phú Quốc. May mà thế lực của ông Nguyễn Tấn Dũng còn đủ mạnh để đỡ đần cho con trai khỏi hình thức kỷ luật cách chức của ông Nguyễn Phú Trọng.

Trong chế độ CS sản, có thể nói ông Vũ Đức Đam làm cho người ta cảm nhận ông là một con người có khả năng quản lý như ông Nguyễn Bá Thanh. Đấy là điều hiếm thấy. Mà thực tế cho thấy, người có năng lực quản lý như Nguyễn Bá Thanh lại bị đứt gánh giữa đường. Đơn giản vì ông ta giỏi quản lý nhưng không đủ độ thâm hiểm để phòng thủ cho bản thân mình như Vương Đình Huệ hay Phạm Minh Chính.

Đó là những nét cơ bản về những gì mà ông phó thủ tướng Vũ Đức Đam đang sở hữu. Ông ta sở hữu một kết quả mà bất kỳ ai trong ĐCS Việt Nam hiện nay có mơ cũng không có.

Ông Vũ Đức Đam, một trong số rất ít người trong lãnh đạo CS lấy được cảm tình của người dân

Ông Vũ Đức Đam là ai?

Vũ Đức Đam, sinh ngày 03 tháng 02 năm 1963 hiện là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam XI, XII và XIII. Ông quê Hải Dương. Năm 1982, ông được chính quyền cử đi du học tại Université Libre de Bruxelles, thành phố Bruxelles, Vương quốc Bỉ, hoàn thành năm 1988.

Từ khi học ở Bỉ về ông Đam công tác chủ yếu trong ngành bưu điện  với các chức vụ kinh qua như sau:

Từ tháng 10/1988 tháng 10/1990: Kỹ sư, Công ty Xuất Nhập Khẩu và Dịch vụ kỹ thuật Bưu điện, Tổng cục Bưu điện.

Từ tháng 10/1990 đến tháng  02/1992 là chuyên viên Ban Phát triển kỹ thuật và Quan hệ đối ngoại, Tổng công ty Bưu chính viễn thông Việt Nam.

Từ tháng 3/1992 đến tháng 4/1993 được thăng lên chuyên viên, Văn phòng Tổng cục Bưu điện.

Từ tháng 4/1993 đến 10/1994: Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ và Hợp tác quốc tế, Tổng cục Bưu điện.

Trong quá trình làm kỹ sư cho tổng cục bưu điện, ông học chuyên ngành kinh tế ở Việt Nam và đến năm 1994, ông bảo vệ thành công luận án Phó Tiến sĩ Kinh tế chuyên ngành Kinh tế thế giới và Quan hệ kinh tế quốc tế tại Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới. Vì là người đã từng du học trời Tây nên ông nói Tiếng Anh và Tiếng Pháp khá lưu loát.

Quá trình làm việc tại tổng cục bưu điện, ông Đam được đánh giá là một kỹ sư giỏi, một nhà quản lý ngành có năng lực và theo một số thông tin nội bộ cho biết, trong giai đọa này ông đi lên bằng chính đôi chân của ông. Tuy nhiên nói thế không có nghĩa là Vũ Đức Đam không có lý lịch hồng, nếu không có lý lịch hồng thì ngành bưu điện không cử ông sang Bỉ học kỹ sư. Tuy nhiên lý lịch của ông không được khủng như những người khác, ví dụ như Trần Tuấn Anh, Nông Quốc Tuấn hay Nguyễn Thanh Nghị thôi.

Để chuẩn bị bẻ lái từ tổng cục bưu điện sang văn phòng chính phủ, ngày 19/02/1993 ông Đam xin kết nạp đảng và ngày 19/02/1994 ông được kết nạp chính thức.

Sau khi được kết nạp đảng thì tháng 10/1994 ông Vũ Đức Đam nhận chức Phó Vụ trưởng Vụ Quan hệ quốc tế, Văn phòng Chính phủ cho đến tháng 11/1995 thì ông chuyển sang Quyền Vụ trưởng rồi Vụ trưởng Vụ ASEAN thuộc Văn phòng Chính phủ đến tháng 8/1996.

Ông Vũ Đức Đam không phải là người có lý lịch khủng như Phạm Bình Minh, nhưng là một phó thủ tướng được đánh giá là có thực học như Phạm Bình Minh

Được Võ Văn Kiệt chọn làm trợ lý và trở thành người mà ông Kiệt xem là thân cận

Được biết việc tuyển trợ lý hỗ trợ thủ tướng để xử lý các công việc chính phủ đó là công việc của Văn Phòng Chính Phủ. Thời kỳ công tác ở Văn Phòng Chính Phủ, ông Vũ Đức Đam được Bộ Trưởng chủ nhiệm văn phòng chính phủ khi đó là ông Lê Xuân Trinh tín nhiệm và chọn Vũ Đức Đam giới thiệu làm trợ lý cho ông Võ Văn Kiệt từ tháng 8/1996.

Ông Võ Văn Kiệt làm thủ tướng đến tháng 9/1997 thì nhường ghế lại cho ông Phan Văn Khải và giữ chức Cố vấn Ban chấp hành Trung ương đảng cộng sản Việt Nam từ tháng 12/1997 đến tháng 4/2001.

Sau tháng 4/2001 ông Võ Văn Kiệt không còn chút quyền hành gì trong tay nữa nhưng ông ta vẫn muốn Vũ Đức Đam làm trợ lý cho ông. Đấy là điều kỳ lạ. Mãi đến tháng 3/2003 ông Kiệt mới để ông Vũ Đức Đam thôi làm trợ lý cho mình.

Vậy có thể nói Vũ Đức Đam đã đốn được con tim của Võ Văn Kiệt rồi, đấy là một lợi thế để ông Đam tiến thân xa hơn nữa trên con đường sự nghiệp chính trị. Lý lịch của ông Đam không khủng như Nguyễn Thanh Nghị hay Trần Tuấn Anh thì có được sự đỡ đầu của ông thủ tướng CS thuộc hàng uy tín bậc nhất là một lợi thế rất lớn.

Được biết sau khi được ông Võ Văn Kiệt Giới thiệu thì ban bí thư khi đó đã thực hiện công tác luân chuyển cán bộ để chuẩn bị cơ cấu lên cao. Đây là bước đệm khá chắc chắn cho Vũ Đức Đam.

Việc bổ Vũ Đức Đam về địa phương để chuẩn bị cơ cấu, và ông Đam đã trải qua các chức vụ ở địa phương như sau:

Từ tháng 3/2003 ban bí thư phân công ông Đam làm Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch rồi Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bắc Ninh, Đại biểu HĐND tỉnh (từ tháng 4/2004) và ông giữ chức này cho đến tháng 8/2005.

Từ tháng 8/2005 ông được thuyên chuyển về Bộ Bưu chính – Viễn thông  giữ chức thử trưởng. Và nhờ đó mà tháng 4/2006 ông vào được Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X.

Kể từ tháng 11/2007 ông được ban bí thư thuyên chuyển về làm Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy tỉnh Quảng Ninh.

Từ tháng 5/2008, ông Đam giữ chức chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh cho đến tháng 3/2010.

Và từ tháng 8/2010 ông trở thành Bí thư Tỉnh Quảng Ninh. Và đến 1/2011 khi đại hội XI diễn ra, ông chính thức trở thành ủy viên trung ương đảng cùng đợt với Võ Văn Thưởng và Phạm Minh Chính. Lúc đó ông Đam nắm bí thư tỉnh Quảng Ninh còn Võ Văn Thưởng nắm bí thư tỉnh Quảng Ngãi. Ông Đam nắm bí thư tỉnh Quảng Ninh cho đến tháng 8/2011 rồi sau đó chuyển chiếc ghế này cho Phạm Minh Chính.

Ông Vũ Đức Đam ký bàn giao chức bí thư tỉnh Quảng Ninh cho Phạm Minh Chính tháng 8/2011

Võ Văn Kiệt gởi gắm Vũ Đức Đam cho Nguyễn Tấn Dũng?

Năm 2003 ông Kiệt đã giới thiệu Vũ Đức Đam để dược cơ cấu làm cán bộ nguồn cho Bộ Chính Trị, tuy nhiên năm 2008 ông Võ Văn Kiệt đột ngột nhận một cái chết bất thường. Dư luận cho rằng ông Kiệt phải chết vì ông có xu hướng thân Phương Tây. Không biết tin đồn này đúng bao nhiêu phần trăm nhưng rõ ràng so với những người có ảnh hưởng lúc đó như ông Đỗ Mười, Lê Đức Anh hay so với người đang tổng bí thư lúc đó là Nông Đức Mạnh thì ông Kiệt có tư tưởng cấp tiến hơn. Chính vì tư tưởng cấp tiến mà ông Kiệt mới hợp với Vũ Đức Đam như vậy.

Có tin cho rằng, năm 2006 ông Kiệt đã gởi gắm Vũ Đức Đam cho tân thủ tướng lúc đó là Nguyễn Tấn Dũng – một người Miền Nam như ông Kiệt. Và đó là lý do tại sao năm 2011, sau khi Vũ Đức Đam hoàn thành quá trình luân chuyển về địa phương theo ý ông Kiệt thì ông Nguyễn Tấn Dũng đã kéo ông Đam về chính phủ giao cho chức Bộ Trưởng Chủ Nhiệm văn Phòng Chính Phủ. Ông Vũ Đức Đam giữ chức bộ trưởng này đến tháng 11/2013 thì được ông Dũng cất nhắc lến Phó Thủ tướng Chính phủ.

Đấy là những gì mà ông Dũng đã làm đối với Vũ Đức Đam. Việc làm này của ông Dũng được cho là vì trách nhiệm gởi gắm chứ theo đánh giá, ông Dũng không chuộng cũng không ghét Vũ Đức Đam, bởi đơn giản ông Dũng không thích trí thức mà việc ông giải tán nhóm trí thức cố vấn do ông Võ Văn Kiệt và ông Phan Văn Khải đã sử dụng là một minh chứng.

Theo đánh giá chung, ông Vũ Đức Đam giỏi chuyên môn, giỏi quản lý nhưng khả năng đấu đá kém chứ không như Phạm Minh Chính. Ông Vũ Đức Đam được đánh giá là người có năng lực tựa như Nguyễn Bá Thanh tuy không ăn nói mạnh miệng như ông Thanh.

Võ Văn Kiệt, người được cho là người tạo đà cho Vũ Đức Đam vào trung ương

Bơ vơ vì không có bè phái lớn che đỡ đầu nên bị các thế lực khác đì xuống để họ ngoi lên.

Muốn tiến thân vững chắc trong ĐCS cần phải có 2 yếu tố, thứ nhất là lý lịch khủng, thứ nhì là được thế lực khủng đỡ đầu. Nguyễn Thanh Nghị, Trần Tuấn Anh và Phạm Bình Minh đều có đủ 2 yếu tố đó. Võ Văn Thưởng và Phạm Minh Chính cũng được cho là có đủ 2 yếu tố đó. Tuy nhiên với Vũ Đức Đam, lý lịch có hồng nhưng không khủng như những người kia. Đồng thời thế lực đỡ đầu Vũ Đức Đam cũng không còn ở thời cực thịnh nữa. Ông Võ Văn Kiệt thì đã mất từ lâu, còn ông Nguyễn Tấn Dũng thì dồn hết tâm sức cho Nguyễn Thanh Nghị chứ ông quan tâm Vũ Đức Đam làm gì? Chính vì thiếu vắng thế lực khủng đỡ đầu mà đến hôm nay ông Vũ Đức Đam vẫn đang bị đì ở ủy viên trung ương đảng 3 nhiệm kỳ, trong khi đó người vào ủy viên trung ương một lượt Vũ Đức Đam như Võ Văn Thưởng và Phạm Minh Chính giờ đã là ủy viên Bộ Chính Trị nhiệm kỳ thứ hai và được cất nhắc lên các vị trí cao trong đảng. Ông Phạm Minh Chính thì nắm vị trí thứ ba (thực chất về quyền lực thì đứng thứ nhì) còn ông Thưởng thì nắm vị trí thứ 5 với chức thường trực ban bí thư.

Những thế lực lớn muốn đánh bật Vũ Đức Đam thì không được vì thực tế Vũ Đức Đam là người có năng lực quản lí hơn họ. Tuy nhiên nếu cho một người có năng lực lên cao là không nên vì như thế ông ta sẽ làm lu mờ những lãnh đạo cấp cao khác vì vậy mà ai cũng muốn đì cho Vũ Đức Đam dẫm chân tại chỗ nếu có thế lực mạnh. Vì thế yếu lực yếu nên Vũ Đức Đam bị coi thường, và thậm chí bị ganh ghét. Mà cụ thể là vụ ông Mai Tiến Dũng đã chỉ trích Vũ Đức Đam trong một lần họp báo về công tác phòng chống dịch Covid -19.

Ông Vũ Đức Đam bị đì là vì như thế, vì thiếu thế lực khủng đỡ đầu. Và khi Vũ Đức Đam chưa tá túc được vào thế lực nào trong 2 thế lực mạnh hiện nay là thế lực Nguyễn Phú Trọng và thế lực Phạm Minh Chính thì ông Đam sẽ còn bị họ đì mãi chứ không thể tiến xa được.

Vũ Đức Đam, người được cho là không giỏi trong vấn đề tranh giành quyền lực ở cung đình

Nguyễn Duy – Thoibao.de (Tổng hợp)

>>> Sai lầm của Nguyễn Xuân Phúc bị Phạm Minh Chính tận dụng như thế nào?

>>> Nguyễn Phú Trọng và chiến thuật “dùng người miền nam đánh người miền nam”

>>> Chuyên án VT17 là án gì? Vì sao ông Nguyễn Phú Trọng mắc nghẹn suốt 3 năm?

Vũ Hải Quân, Nguyễn Kim Sơn, và Nguyễn Đắc Vinh ai sẽ thay Phùng Xuân Nhạ?


Cách cài vượt tường lửa miễn phí:

Điện thoại di động (mobile phone) = https://bit.ly/2QCRpE7

Trình duyệt (browser) = https://bit.ly/3hKTidT


Kasse animation 7.8.2023