Cho “kết l.iễu” sớm QH khóa 15: Tổng BT T. Lâm đang tính toán gì?

Truyền thông quốc tế đưa tin, tới đây, Quốc hội Việt Nam có thể thông qua một quyết định đặc biệt, cho rút ngắn nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV. Đây là điều chưa từng có trong lịch sử Quốc hội Việt nam từ sau đổi mới 1986. 

Với lý do, nhằm tránh sự trì trệ trong công tác nhân sự cấp cao sau Đại hội Đảng 14. Nhưng, giới quan sát lại cho rằng, đây là hệ quả của cuộc đấu đá quyền lực sâu sắc trong nội bộ Đảng Cộng sản Việt nam.

Theo đó, Tổng Bí thư Tô Lâm, một người có tham vọng quyền lực rất lớn, nhưng, đây cũng là lúc quyền lực của ông bắt đầu có dấu hiệu suy giảm khi Đại hội Đảng đang bước vào giai đoạn then chốt.

Theo lý giải chính thức từ Quốc hội, trên thực tế sau khi Đại hội Đảng đã kết thúc, nhiều lãnh đạo cấp cao không còn nằm trong cơ cấu của Ban Chấp hành Trung ương khóa mới. Nếu Quốc hội khóa cũ chưa kết thúc sẽ dẫn tới tình trạng tồn tại của các “thây ma” chính trị.

Nghĩa là, nhiều lãnh đạo không còn thực quyền nhưng vẫn giữ ghế để chờ Quốc hội miễn nhiệm. Điều đó, sẽ tạo khoảng trống quyền lực và làm chậm quá trình chuyển giao cho lớp nhân sự lãnh đạo mới.

Theo giới phân tích, theo cách giải thích kể trên, nếu nghe qua thì là một lý do hợp lý. Nhưng trên thực tế, nó chỉ là bề nổi của một nước cờ chính trị tính toán hết sức tinh vi, và ẩn chứa nhiều mưu toan chiến lược của ông Tô Lâm.

Đây thực chất là, một cuộc đấu ngầm trước thềm Đại hội 14 giữa Tổng Bí thư Tô Lâm và Bộ Công An với các phe cánh chính trị khác đang chiếm đa số trong nội bộ của đảng. Khi, Tổng Bí thư Tô Lâm sau 9 tháng nắm quyền đã và đang chịu áp lực từ nhiều phía cả trong, lẫn ngoài nước.

Phe tướng lĩnh Quân đội dưới sự dẫn dắt của Đại tướng Phan Văn Giang, đang âm thầm sử dụng hệ thống Tuyên giáo để phản công ông Tô Lâm và Bộ Công An liên quan đến vấn đề tham vọng quyền lực.

Trong khi đó, bộ máy Quốc hội – dưới sự điều hành của ông Trần Thanh Mẫn, đang dần thể hiện vai trò của cơ quan giám sát không còn còn là cơ quan “đóng dấu” các Nghị quyết của Đảng như trước đây. Đặc biệt, ông Mẫn cũng đã công khai thúc đẩy việc sửa đổi Hiến pháp nhanh hơn, ngược lại ý định của ông Tô Lâm muốn để đến sau Đại hội 14.

Theo giới phân tích, việc rút ngắn nhiệm kỳ Quốc hội là một ván bài chiến thuật của Tổng Bí thư Tô Lâm, với ba mục tiêu chiến lược cụ thể. Đó là:

  1. Thâu tóm quyền kiểm soát Nhân sự cấp cao, theo đó, việc rút ngắn nhiệm kỳ Quốc hội cho phép đẩy sớm các nhân vật đối trọng với Tổng Bí thư và Bộ Công an. Vì điều này, có thể gây khó cho việc biểu quyết bộ máy mới sau Đại hội 14.

Bằng cách rút ngắn nhiệm kỳ của Quốc hội, ông Tô Lâm muốn chủ động kiểm soát tiến trình bổ nhiệm và miễn nhiệm, không để khoảng trống quyền lực bị các phe phái khác tận dụng.

  1. Hạn chế vai trò chính trị của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn với lý do, dưới sự điều hành của ông Mẫn, Quốc hội bắt đầu có các động thái đi ngược lại ý chí của ông Tô Lâm.

Việc rút ngắn nhiệm kỳ có thể giảm thời gian sự tồn tại ảnh hưởng của ông Mẫn tại Quốc hội, đặc biệt trong các phiên họp then chốt khi phê chuẩn nhân sự mới sau Đại hội 14.

  1. “Khóa sổ” quyền lực của các phe đối thủ, theo đó, ông Tô Lâm hiểu rất rõ rằng sau Đại hội 14, thế lực của ông và Bộ Công an có thể bị phân tán nếu không nhanh tay “khóa chặt” các vị trí then chốt. 

Tóm lại, rút ngắn nhiệm kỳ Quốc hội là cơ hội để tái cấu trúc nhanh hệ thống nhân sự cấp cao, trước khi các đối thủ và các phe cánh chống đối Tổng Bí thư phản công tại cơ quan lập pháp khi bầu bán.

Động thái rút ngắn nhiệm kỳ cũng là biểu hiện cho thấy ông Tô Lâm đang lo sợ “đêm dài lắm mộng”. Khi các phe trong Đảng đang dần thống nhất chống lại xu hướng quyền lực tập trung vào tay một cá nhân. 

Liệu nước cờ này có giúp cho ông Tô Lâm củng cố quyền lực hay chỉ là một bước đi vội vã trong thế yếu? Điều đó còn phụ thuộc vào phản ứng từ các thế lực khác – đặc biệt là Quân đội và thế lực bảo thủ thân Trung Quốc cách đang âm thầm định hình lại cục diện mới của chính trường.

Trà My – Thoibao.de