Sau 30/4/1975, ít ai ngờ rằng những hy vọng về một nền hòa bình lâu dài, về việc dồn tài nguyên cho tái thiết đất nước của Việt Nam đã nhanh chóng tan biến.
Cuộc chiến “huynh đệ tương tàn” giữa những người cộng sản bắt đầu, với một bên là một Việt Nam vừa thoát ra khỏi chiến tranh, bên kia là Campuchia Dân chủ được Trung Quốc bảo trợ. Về sau, Việt Nam cùng lúc lâm vào hai cuộc chiến: với Trung Quốc ở biên giới phía bắc và với Khmer Đỏ tại Campuchia.
Nhà báo Nayan Chanda, tác giả sách về những cuộc chiến này đã giải thích rằng: “Sự thống trị Đông Dương của Việt Nam dưới sự hậu thuẫn của Liên Xô là mối đe dọa đối với Trung Quốc, đồng thời thách thức phạm vi ảnh hưởng được coi là ‘tự nhiên’ của Bắc Kinh ở Đông Nam Á.”
Trong bối cảnh như vậy, khó có nhà lãnh đạo Trung Quốc nào có thể làm ngơ trước lời kêu gọi giúp đỡ từ một “chư hầu phương Nam” – tức Khmer Đỏ – đang đối mặt với mối đe dọa tương tự.
“Quan hệ giữa hai nước đã xấu đi đến mức nhà lãnh đạo Trung Quốc Đặng Tiểu Bình – người vừa được phục hồi địa vị chính trị – đã tạm gác lại mục tiêu hiện đại hóa kinh tế Trung Quốc để lên kế hoạch cho chiến tranh để ‘dạy cho Việt Nam một bài học’,” Chanda nói với BBC
Thu Phương ( theo BBC tiếng Việt )