Vì sao Nhân sự Đại hội 14 của Tổng Trọng, vẫn “bình mới rượu cũ”?

Vì sao Nhân sự Đại hội 14 của Tổng Bạc vẫn “bình mới rượu cũ”?

Theo kế hoạch, Đại hội 14 của Đảng sẽ diễn ra vào đầu năm 2026. Nhưng kết quả, công tác nhân sự trong kỳ Đại hội 13 của Tổng Trọng, rõ ràng đã khủng hoảng và thất bại trầm trọng ngay từ đầu.

Với số lượng các uỷ viên Trung ương và các lãnh đạo cấp tỉnh, bị kỷ luật hay khởi tố bắt giam, lớn chưa từng có. Điều đó đã khiến chất lượng chọn lựa nhân sự cho Ban Chấp hành Trung ương, do Trưởng tiểu ban Nhân sự Nguyễn Phú Trọng đứng đều, chọn lựa là rất có vấn đề.

Báo Thanh Niên ngày 14/3 đưa tin, “Chuẩn bị thật tốt nhân sự Trung ương Đảng khóa XIV”. Bản tin cho biết, sáng ngày 13/3, tại Hà Nội, Tiểu ban Nhân sự Đại hội 14 của Đảng đã họp phiên đầu tiên, dưới sự chủ trì của Tổng Trọng. Bên cạnh đó, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng; Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính; Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ; Thường trực Ban Bí thư, Trưởng ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai, cùng tham dự.

Trong phát biểu khai mạc Hội nghị, Tổng Trọng khẳng định, nhân sự Trung ương khóa XIV là công việc vô cùng quan trọng, nhận được sự quan tâm sâu sắc của toàn Đảng, toàn dân.

Đánh giá về công tác nhân sự cấp cao do Tổng Trọng chịu trách nhiệm, công luận và giới quan sát luôn hoài nghi.

Đồng thời đặt câu hỏi, vì sao, Tổng Trọng từng khẳng định, “kiên quyết không để lọt vào Ban chấp hành Trung ương những người không đủ phẩm chất đạo đức, năng lực, những phần tử tha hóa, cơ hội”, nhưng cuối cùng, đâu lại vào đấy, thậm chí còn trầm trọng hơn.

Tại Hội nghị Trung ương 8 khóa 13 (10/2023), khi Tổng Trọng giới thiệu tờ trình “Quy hoạch nhân sự khóa 14” của Bộ Chính trị, lập tức đã vấp phải phản ứng của một số không nhỏ các uỷ viên Trung ương. Nhiều ý kiến cho rằng, còn quá sớm để bàn về công tác nhân sự cho Đại hội lần thứ 14.

Tuy vậy, ông Tổng và dàn lãnh đạo cấp cao vẫn quyết định thành lập 5 tiểu ban cho Đại hội 14. Bao gồm: Tiểu ban Văn kiện; Tiểu ban Kinh tế – Xã hội; Tiểu ban Nhân sự; Tiểu ban Điều lệ Đảng; và Tiểu ban Tổ chức phục vụ Đại hội.

Trong đó, Tiểu ban Văn kiện cũng do ông Trọng đảm trách. Tiểu ban Kinh tế – Xã hội do Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng ban; và Tiểu ban điều lệ Đảng do Thường trực Ban Bí thư, Trương Thị Mai chịu trách nhiệm.

Cũng lợi dụng Hội nghị Trung ươg 8, vào tháng 10/2023, không rõ nhận lệnh từ đâu, Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV) đã đăng tải một bài viết, có nhan đề: “Lựa chọn cán bộ đủ đức, đủ tài đưa vào Ban Chấp hành Trung ương khóa mới”.

 

Theo giới quan sát, đây là hiện tượng chưa từng có, Đài Tiếng nói Việt Nam không tránh né, và đã tấn công trực diện ông Trọng.

Bài viết này đã trích dẫn phát biểu của các quan chức cấp cao, cả đương nhiệm lẫn đã nghỉ hưu, trong Hội đồng Lý luận Trung ương, do Tổng Trọng là người trực tiếp quản lý. Điều đó cho thấy, lãnh đạo cấp cao về mặt tư tưởng như ông Trọng, cũng chẳng còn được tin tưởng nữa.

Đó là lý do vì sao, công cuộc chống tham nhũng của Tổng Trọng, càng chống tham nhũng càng tăng. Khởi tố bắt giam mãi vẫn không hết, bắt đến gần hết lãnh đạo, nhưng các đồng chí chưa bị lộ vẫn không sợ, vẫn chén tiếp không chịu dừng. Tại sao lại để xảy ra tình trạng bi đát đến như vậy – “công tác cán bộ” chắc chắn là một phần của câu trả lời.

Công luận lâu nay cho rằng, chưa bao giờ Đảng Cộng sản Việt Nam và chính quyền của họ, lại xảy ra tình trạng cán bộ chạy chức chạy quyền, dùng tiền bạc vật chất để mua ghế, trầm trọng như hiện nay, dưới thời ông Trọng làm Tổng Bí thư.

Việc Tổng Trọng, tại Hội nghị Trung ương 8, đã bị tập thể Ban Chấp hành Trung ương đánh giá có rất nhiều sai phạm, khi để lọt vào Ban Chấp hành Trung ương nhiều người không đảm bảo tiêu chuẩn theo quy định.

Kể cả việc, ông Nguyễn Phú Trọng bị cáo buộc “bật đèn xanh”, tạo điều kiện cho tay chân thao túng, môi giới, khiến tình trạng cán bộ chạy chức chạy quyền, mua chức bán tước nhiều như vậy.

Mỗi nấc thang danh vọng, muốn có quyền thì phải có khả năng chi tiền để mua ghế. Vốn ít thì mua ghế nhỏ, đi với bổng lộc khiêm tốn. Làm quan nhỏ, gom góp đôi ba năm, có món kha khá nặng tay, lại mua ghế cao hơn. Anh nào tốt số, được “luân chuyển”, rồi nhảy tót lên Trung ương, kể cả lọt vào Bộ chính trị cũng chẳng mấy chốc.

Đó cũng là lý do vì sao, dưới thời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hiện nay, và cả trong tương lai, nếu vẫn giữ cơ chế chọn lựa nhân sự cấp cao như hiện nay, thì nội bộ Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn còn diễn ra tình trạng tham nhũng không có hồi kết, và đấu đá, tranh giành quyền lực triền miên./.

 

Trà My – Thoibao.de

Kasse animation 7.8.2023