Khi Tô Đại đã nói là làm, hệ thống sân sau của Tổng Trọng bị đánh tan tác

Khi Tô Đại đã nói là làm hệ thống sân sau của Tổng Bạc bị đánh tan tác

Ngày 8/3, mạng xã hội Việt Nam nóng lên từng phút, do việc các cơ quan chức năng tiến hành khám xét nơi ở, khởi tố bị can và bắt giam hàng loạt các lãnh đạo tại 3 tỉnh: Vĩnh Phúc, Quảng Ngãi, và Vĩnh Long.

Truyền thông nhà nước cho hay, những vụ bắt bớ này là mở rộng điều tra vụ án “Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng”, do Nguyễn Văn Hậu và đồng phạm thực hiện, xảy ra tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Phúc Sơn, Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại và Bất động sản Thăng Long, và các đơn vị liên quan.

Vẫn theo truyền thông nhà nước, căn cứ vào lời khai của Nguyễn Văn Hậu và các bị can, căn cứ các tài liệu điều tra, xác minh tại 3 tỉnh kể trên, ngày 7/3, Cơ quan Cảnh sát Điều tra Bộ Công an đã quyết định khởi tố bổ sung vụ án. Theo đó, một loạt bị can bị khởi tố và bắt tạm giam, về các tội “Nhận hối lộ”, “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”, và “Lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi”. Trong đó có:

– Bà Hoàng Thị Thuý Lan – Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc.

– Ông Lê Duy Thành – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân, Đại biểu Hội đồng Nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc.

– Ông Cao Khoa, nguyên Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ngãi.

– Ông Đặng Văn Minh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân, Đại biểu Hội đồng Nhân dân tỉnh Quảng Ngãi, nguyên Giám đốc Sở Giao thông Vận tải tỉnh Quảng Ngãi.

Và khởi tố hàng loạt các lãnh đạo cấp dưới của 3 tỉnh vừa kể, với cùng các tội danh kể trên.

Đáng chú ý, Cục Cảnh sát Điều tra C03 Bộ Công an đã bắt giữ bà Hoàng Thị Thúy Lan, 58 tuổi, Bí thư Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc, vào ngày 8/3, với chủ trương được cho là, “áp dụng các biện pháp để thu hồi triệt để tài sản cho nhà nước”.

Trên mạng xã hội, có nhiều ý kiến mỉa mai rằng, mới chỉ 3 tháng trước, báo Nhân Dân còn ca ngợi bà Hoàng Thị Thúy Lan là quan chức dẫn đầu về số phiếu “tín nhiệm cao” của tỉnh Vĩnh Phúc, với tỷ lệ lên đến 98%. Dù rằng, vào năm 2021, bà Lan từng gây xôn xao cộng đồng mạng, khi chỉ định con gái mình là cô Trần Huyền Trang, 31 tuổi, làm Phó Giám đốc Sở Kế hoạch Đầu tư của tỉnh này. Dưới áp lực của công luận, chỉ trích vụ bê bối “mẹ bổ nhiệm con” này, cô Trang đã mất ghế Phó Giám đốc Sở sau 3 tháng.

Bên cạnh đó, tại Quảng Ngãi, ông Cao Khoa – cựu Chủ tịch tỉnh, cũng bị bắt và khởi tố, với cáo buộc “nhận hối lộ,” sau 10 năm nghỉ hưu.

Theo báo Người Lao Động, tỉnh Quảng Ngãi có 4 dự án do Tập đoàn Phúc Sơn và các công ty thành viên đầu tư, xây dựng. Tất cả các dự án này đều có vốn đầu tư lên đến “hàng ngàn tỷ đồng”, nhưng đều rơi vào tình trạng bỏ hoang trong nhiều năm.

Trước khi bị bắt, ông Cao Khoa đã bị Bộ Công an triệu tập, để làm rõ một số hành vi liên quan Tập đoàn Phúc Sơn, trong thời gian ông này còn làm Chủ tịch tỉnh Quảng Ngãi, từ năm 2011 đến 2014.

Tương tự như với Bí thư Vĩnh Phúc Hoàng Thị Thúy Lan, các bản tin của truyền thông nhà nước không cho biết cụ thể số tiền hối lộ mà ông Cao Khoa đã nhận của Phúc Sơn, từ 10 năm trước đây, là bao nhiêu.

Trước đó, vào trung tuần tháng 2/2024, Bộ Công an thông báo đã bắt giữ ông Nguyễn Văn Hậu, tự Hậu “Pháo”, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tập đoàn Phúc Sơn, với cáo buộc “vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng”.

Ông Nguyễn Văn Hậu được các báo ở Việt Nam mô tả là “đại gia” bất động sản của tỉnh Vĩnh Phúc. Và có nguồn tin ngoài luồng khẳng định, ông Hậu này là “con nuôi” của ông Trịnh Đình Dũng, cựu Phó Thủ tướng, một người được đánh giá là có mối quan hệ tốt với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Ngày 27/1, Bộ Chính trị và Ban Bí thư đã ra thông báo về việc xử lý kỷ luật đối với một số nhân sự cấp cao, liên quan đến những sai phạm của Bộ Công thương trước đây. Trong đó, ông Trịnh Đình Dũng chỉ bị kỷ luật ở mức “khiển trách”. Dư luận thời điểm đó đã rất bất bình, và cho rằng, dù ông Trọng “giơ cao đánh khẽ”, nhưng ông Trịnh Đình Dũng cũng khó có thể được yên.

Trong vai trò Trưởng tiểu ban Nhân sự các kỳ Đại hội 12 và 13, ông Trọng đã cho thấy, các nhân sự lãnh đạo được ông chọn lựa một cách “khoa học”, theo “quy trình 5 bước, 7 bước”… đều là những kẻ lạm quyền và tham nhũng nghiêm trọng.

Theo giới phân tích, khi quyền lực của Tổng Trọng sa sút, việc bắt giữ liên tiếp các quan chức lãnh đạo cấp cao của Bộ trưởng Tô Lâm, chắc chắn không ngoài mục tiêu làm giảm uy tín của người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam, cũng như để gây sức ép, buộc ông Trọng phải nhanh chóng rời khỏi chiếc ghế quyền lực./.

 

Trà My – Thoibao.de

Kasse animation 7.8.2023