50 năm mất Hoàng Sa: Làm gì để giành lại?

Kỷ niệm 50 năm ngày Việt Nam mất Hoàng Sa vào tay Trung Quốc, cần bác bỏ những quan niệm sai lầm về sự kiện này và giải quyết những bất lợi pháp lý khi kiện Trung Quốc ra tòa quốc tế. Quan niệm sai lầm và bất lợi pháp lý có thể tạo cảm giác bất lực và cam chịu, cản trở khả năng giành lại lãnh thổ hợp pháp

Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng hình ảnh chiến hạm HQ 16 của VNCH đã tham gia cuộc chiến chống Trung Quốc xâm lược Hoàng Sa của Việt Nam năm 1974

Quan niệm sai lầm về hải chiến Hoàng Sa

Một trong những quan niệm sai lầm phổ biến nhất là đổ hết trách nhiệm cho chính phủ Việt Nam Cộng Hòa. Nhận thức này xuất phát từ thực tế là cuộc xâm lược của Trung Quốc xảy ra năm 1974, khi chính phủ Việt Nam Cộng Hòa quản lý Hoàng Sa.

Quan điểm này bỏ qua thực tế rằng Hoàng Sa là của Việt Nam và chúng ta có lịch sử kiểm soát Hoàng Sa từ nhiều thế kỷ trước. Quần đảo này là một phần không thể thiếu trong di sản hàng hải của Việt Nam và liên tục do chính quyền Việt Nam quản lý.

Một quan niệm sai lầm khác là đánh giá thấp giá trị, vì thế đời này không đòi được thì để đời sau, như ông Vũ Đức Đam đã từng nêu. Đây là một quan điểm thiển cận, không đánh giá được tiềm năng chiến lược của quần đảo.

Nằm trên lộ trình hàng hải quan trọng bậc nhất của khu vực và thế giới, Hoàng Sa đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ an ninh tổ quốc, an ninh hàng hải của Việt Nam, duy trì quyền lợi trên biển và cân bằng quyền lực ở Biển Đông.

Bất lợi pháp lý

Ngoài những rắc rối từ công hàm của ông Phạm Văn Đồng ký năm 1958, như nhiều chuyên gia đã lên tiếng. Khả năng hết thời hiệu theo đuổi hành động pháp lý làm tăng thêm lo ngại Việt Nam mất Hoàng Sa vĩnh viễn.

Trao đổi với nhà nghiên cứu Trương Nhân Tuấn, VOA thuật lại: “Tập quán quốc tế nhìn nhận sự im lặng của một quốc gia trước một vấn đề buộc quốc gia đó phải lên tiếng như là sự “đồng thuận mặc nhiên.”

Hai nước ký “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam-Trung Quốc”, theo đó, tranh chấp giữa hai bên trên Biển Đông sẽ được hai bên giải quyết “thông qua hiệp thương hữu nghị”.

Như vậy, theo ông Tuấn, Trung Quốc có thể vin vào điều ước này để ngăn cản Hà Nội kiện Bắc Kinh trước một tòa quốc tế, về bất cứ nội dung nào.

Trở lại vấn đề thời hạn khiếu kiện, có khả năng điều khoản này không được áp dụng trong trường hợp Hoàng Sa. Một số ý kiến cho rằng việc Trung Quốc tiếp tục chiếm đóng Hoàng Sa có thể cấu thành hành vi liên tục xâm lược nên có thể kéo dài thời hiệu.

Ngoài ra, luật pháp quốc tế cho phép nộp đơn phản tố chống lại các hành vi xâm lược, điều này có thể cung cấp cho Việt Nam cơ sở pháp lý để theo đuổi các yêu sách của mình.

Bác bỏ những quan niệm sai lầm và đòi chủ quyền

Cần phản bác những quan niệm sai lầm đã cản trở sự hiểu biết và hành động của công chúng. Các chiến dịch giáo dục nên được khởi xướng để nâng cao nhận thức về các yêu sách lịch sử và pháp lý của Việt Nam đối với biển đảo.

Các chiến dịch truyền thông cần nhấn mạnh tầm quan trọng về mặt an ninh và kinh tế của Hoàng Sa, những thiệt hại tiềm ẩn đối với đất nước nếu Hoàng Sa bị Trung Quốc chiếm đóng..

Tham gia vào hoạt động ngoại giao quốc tế để tạo dựng sự ủng hộ cho các yêu sách chủ quyền của Việt Nam. Điều này có thể liên quan đến việc hợp tác với các bên tranh chấp khác ở Biển Đông, cũng như tìm kiếm sự hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế như Liên hợp quốc.

Cuối cùng, Việt Nam nên tiếp tục đầu tư vào khả năng phòng thủ hàng hải của mình để ngăn chặn sự bành trướng của Trung Quốc. Một lực lượng hải quân mạnh là cần thiết để bảo vệ lợi ích hàng hải của Việt Nam và bảo vệ lãnh thổ hợp pháp của mình.

Ngọc Tuấn  – Thời Báo.de

Kasse animation 7.8.2023