EVN quẳng 5.000 tỷ xuống biển, Trần Hồng Hà và Nguyễn Hồng Diên lại “trúng quả”!

Hồi tháng 6, Chính phủ duyệt cho EVN chi 5.000 tỷ đồng để kéo lưới điện ra Côn Đảo. Theo thống kê, hiện nay, dân số Côn Đảo chỉ 15.750 người. Số hộ sống trên hòn đảo này chưa tới 4.000. Như vậy, tính ra, bình quân EVN đã đầu tư đến 1,25 tỷ đồng cho mỗi hộ gia đình, chỉ để kéo điện. Đây là một mức đầu tư cực lớn, mà hiệu quả thì chẳng đáng là bao.

Theo thống kê, mỗi ngày, người dân Việt Nam dùng khoảng 8 đến 10kWh điện, và giá mỗi kWh điện hiện nay vào là khoảng 2.500 đồng. Như vậy, mỗi năm, cả Côn Đảo, với dân số gần 16.000 người sử dụng điện, thì EVN thu được khoảng 146 tỷ đồng. Như vậy, để thu được 5.000 tỷ đồng tiền điện của dân Côn Đảo, thì phải mất 34 năm. Giả sử EVN có lãi 10% trong giá điện, thì phải mất đến 340 năm mới thu hồi được số vốn mà EVN đã bỏ ra, để kéo điện từ đất liền ra Côn Đảo.

Bài toán kinh tế đơn giản, ai cũng tính được. Vậy mà, cả hệ thống, từ EVN đến Bộ Công thương, rồi đến Chính phủ, đều nhất trí cho EVN bỏ số tiền 5.000 tỷ để kéo điện ra Côn Đảo.

Đây là câu hỏi to tướng về vấn đề gây lãng phí, thất thoát, tại EVN.

Không phải cả Bộ Công thương và Chính phủ, với bao nhiêu chuyên gia tinh tế, không tính được bài toán kinh tế này. Mà đơn giản là, những chuyên gia đấy không có tiếng nói, hoặc thậm chí, những chuyên gia có trách nhiệm cũng có phần, nên ngậm miệng ăn tiền mà thôi.

Được biết, Quyết định về chủ trương đầu tư dự án cấp điện lưới cho Côn Đảo (thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) do ông Trần Hồng Hà – Phó Thủ tướng – ký ngày 16/6. Đây là dự án đầu tư công do EVN làm chủ đầu tư. Từ EVN đề xuất lên Bộ Công thương, và từ Bộ Công thương đề xuất lên Chính phủ.

Tại sao một dự án đốt tiền dân như thế lại được thông qua 2 cấp, đó là cấp Bộ và cấp Chính phủ, một cách trơn tru, không hề bị vướng mắc? Trong dự án này, cả ông Trần Hồng Hà và ông Nguyễn Hồng Diên đều phải chịu trách nhiệm. Đấy là những con cá gộc, những thanh củi bự cần phải đốt bỏ, không biết ông Nguyễn Phú Trọng có nhìn thấy hay không?

Vẽ dự án rồi hút vốn ngân sách là cách mà các nhóm lợi ích đang ký sinh ở các tập đoàn và tổng công ty nhà nước hay làm. Cứ vẽ dự án, rồi mời thầu, sau đó thông thầu, rồi nâng khống hợp đồng. Và cuối cùng là tiền lại quả quay về túi các quan chức có liên quan. Đó là quy trình rút tiền ngân sách.

Hiện nay, Bộ Công an đã xây nhà hát Bộ Công an tại 40 Hàng Bài, và cướp đất của dân để mở rộng trụ sở ở 44 Yết Kiêu, Hà Nội, cũng là cách vẽ dự án để rút tiền ngân sách thông qua lại quả. Dự án cứ vẽ, còn hiệu quả hay không không quan trọng, quan trọng là tiền quan đầy túi.

Được biết, nguồn vốn cho dự án kéo điện ra Côn Đảo được chia làm 2, trong đó, 51% là vốn ngân sách, còn lại 49% vốn của EVN. Thời gian thực hiện dự án trong 3 năm (từ 2023 đến 2026).

Như vậy là, qua dự án này, EVN đã hút được hơn nửa trong tổng mức đầu tư cho dự án, từ tiền ngân sách (tức là tiền thuế của dân). Dự án này chắc chắn thua lỗ nặng, và chắc chắn, khoản lỗ này sẽ lại được hạch toán, và tập đoàn EVN lại bù lu bù loa đòi Chính phủ cho tăng giá điện để bù lỗ.

Hiện nay, ông Trần Hồng Hà đang yêu cầu tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và tỉnh Sóc Trăng thực hiện đầy đủ các thủ tục giải phóng mặt bằng, đáp ứng tiến độ triển khai các hạng mục của dự án và hiệu quả sử dụng đất. Ông Nguyễn Hồng Diên thì cho Bộ Công thương hướng dẫn EVN rà soát, hoàn thiện hồ sơ dự án, và lựa chọn công nghệ dây dẫn, phụ kiện cách điện, trong các bước lập báo cáo nghiên cứu khả thi.

Dự án này được thực hiện, có lẽ, ông Trần Hồng Hà và ông Nguyễn Hồng Diên là mừng nhất, vì có thành tích để báo cáo, và quan trọng hơn, là “quả” của 5.000 tỷ này sẽ được lại vào tay các vị lãnh đạo này không ít.

Ý Nhi – Thoibao.de

Kasse animation 7.8.2023