Bán tài sản trong tương lai, trò lừa tỷ đô của Vượng Vin. Dân ngậm trái đắng

Trong lúc đói vốn, ông Phạm Nhật Vượng lại nghĩ ra cái gọi là “bán tài sản hình thành trong tương lai”, để chiếm dụng vốn của nhà đầu tư. Mỗi căn nhà của Vinhomes được định giá lên đến hàng chục tỷ, thậm chí hàng trăm tỷ. Sau đó, ông Vượng đem những căn nhà này bán cho nhiều người, mỗi người bỏ ra một ít tiền, khoảng 40 triệu đồng. Vì quá nhiều người sở hữu căn nhà, nên nhà chẳng thuộc về tay ai, mà nó vẫn nằm trong tay Vin. Và nhà trong tay Vin, nên Vin lại dùng nó để bán thu tiền.

Có những căn nhà chỉ nằm trên giấy (mà Vinhomes nói rằng, tài sản hình thành trong tương lai). Bằng một tờ giấy vẽ căn nhà, Phạm Nhật Vượng cũng gom hàng trăm nhà đầu tư đổ tiền vào. Cuối cùng, Vinhomes được tiền, còn nhà đầu tư chỉ nhận lại tờ giấy. Cách bán một căn nhà trên giấy như thế để thu tiền thật, thì chẳng khác nào trò lừa đảo. Bởi Vinhomes đã đẩy rủi ro về phía nhà đầu tư, còn họ thì nắm được núi tiền để làm vốn.

Như vậy là, với chiêu bán tài sản hình thành trong tương lai, thì Vinhomes đã bán giấy lộn và thu về tiền thật. Với nhà thật, Vinhomes dùng chiêu xẻ nhỏ căn nhà ra thành nhiều phần để bán cho nhiều người, rồi cuối cùng, Vinhomes vừa được tiền, lại vẫn nắm được nhà, còn nhà đầu tư thì đổi tiền để cầm tờ giấy lộn.

Năm ngoái, ông Phạm Nhật Vượng lập VMI để bán “tài sản hình thành trong tương lai” và thu tiền thật

Trong trò chơi bán nhà cho khách hàng, rồi giữ lại nhà của khách, và trả tiền thuê nhà cho khách với giá 0 đồng, cũng là cách chiếm hữu trắng trợn những tài sản của nhà đầu tư.

Vin tuyên bố, họ thuê lại nhà của khách hàng, chứ không chiếm hữu. Tuy nhiên, thuê của người khác với giá 0 đồng thì chẳng khác nào chiếm hữu, khác chăng chỉ là cách nói. Với cách nói thuê 0 đồng thì Vin lách được tội lừa đảo chiếm đoạt.

Một số bà con là chủ sở hữu căn hộ VRC thuộc dự án chung cư Riverview Complex Đà Nẵng, cho chúng tôi biết, họ ký hợp đồng để mua nhà ở với Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Vincom Retail miền Nam, nay là Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Vận hành Vincom Retail, tại nhà chung cư có địa chỉ tại số 341, đường Trần Hưng Đạo, phường An Hải Bắc, quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng. Những người này cho biết, họ đã hoàn thành 100% nghĩa vụ thanh toán cho bên bán. Song, sau gần 7 năm, họ vẫn chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở.

Việc cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở thuộc về thẩm quyền của chính quyền. Nếu được cấp sổ đỏ, thì người dân sẽ tự chủ với căn nhà của mình. Lúc đó, Vin không có quyền chiếm hữu nhà của họ để sử dụng vào mục đích khác.

Lùa gà là hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tuy nhiên, cũng với hành động đó, VinGroup ung dung làm, mà không thấy chính quyền ngăn chặn. Khi gà vào trong tay rồi thì Vin cứ việc vặt lông, bất chấp gà kêu la thảm thiết, họ cũng không quan tâm. Trò lừa đảo mà Vin thực hiện rất có bài bản. Với vẻ ngoài hoành tráng, công ty quy mô hàng chục tỷ đô và chuyên làm nhà cao cấp, nên không ai nghĩ Vin lại lừa đảo, vì vậy mà dễ dàng sập bẫy.

Nhà bán cho khách, rồi thuê lại. Tuy nhiên, đằng sau chiến dịch thuê lại là cả một rừng chiêu trò trấn lột. Trong 5 năm đầu, Vin đưa ra bánh vẽ là cam kết trả 10% thu nhập cho khách hàng mua căn hộ và villa. Đến năm thứ 6 thì chơi trò thuê 0 đồng.

Khi bán nhà cho khách hàng, Vin cột các chủ sở hữu bằng phụ lục, theo đó, Vin làm dịch vụ 50 năm quản lý giúp họ. Căn cứ vào phụ lục này, Vin giành quyền quản lý 45 năm tiếp theo, và họ nắm luôn quyền quyết định giá thuê nhà mà họ trả cho chủ sở hữu. Do đó, vào năm thứ 6 và năm thứ 7 của hợp đồng, họ ngang nhiên trả cho chủ sở hữu 0 đồng. Trong khi đó, Vin báo cáo liên tục lãi hàng ngàn tỷ đồng, và Giám đốc điều hành của bộ phận Vinhomes này có mức lương khủng theo công bố là 1,3 tỷ đồng /1 tháng.

Như vậy là, Vin bán nhà nhưng lại tìm cách giữ nhà, rồi tìm đủ cách để móc thêm túi của khổ chủ.

Thu Phương – Thoibao.de (Tổng hợp)

 

 

Kasse animation 7.8.2023