Bị quốc tế lên án, Đảng lại đổ lỗi cho “thế lực thù địch” chống phá

Link Video: https://youtu.be/I18k8dzLmqs

Ngày 18/5, RFA Tiếng Việt có bài “Việt Nam lại rêu rao bị “thế lực thù địch” chống phá!”

Theo đó, Bộ Thông tin và Truyền thông mới đây tổ chức Hội nghị cung cấp thông tin cho báo chí về công tác nhân quyền và thông tin đối ngoại. Phát biểu tại Hội nghị, ông Nguyễn Văn Kỷ, Thiếu tướng, Phó Chánh văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo về nhân quyền của Chính phủ, cho rằng: “Hoạt động lợi dụng vấn đề dân chủ, nhân quyền chống phá Việt Nam tiếp tục diễn biến phức tạp”.

Ông Kỷ dẫn phản ứng của nhiều tổ chức quốc tế theo dõi các hoạt động tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do báo chí, tự do ngôn luận, xét xử các nhà bất đồng chính kiến… tại Việt Nam trong thời gian qua, và kết luận, các thế lực thù địch lợi dụng triệt để các sự kiện đối ngoại, các vụ việc phức tạp về an ninh trật tự, để đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, xuyên tạc chống phá Việt Nam trên lĩnh vực dân chủ, nhân quyền, can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam.

RFA dẫn lời một luật sư dấu tên, cho rằng, nhận thức của chính quyền Việt Nam về nhân quyền chưa có chuyển biến gì theo chiều hướng tích cực, thậm chí là ngược lại.

“Nhiều diễn biến xét xử, bắt bớ, đàn áp dân chủ trong nước, kể cả giới luật sư lại có chiều hướng gia tăng hơn, khiến bức tranh toàn cảnh về tình hình nhân quyền Việt Nam ngày càng xấu xí, đáng phê phán hơn.”

Hình: Bài trên RFA

Thời gian qua, chính quyền Việt Nam đã “lạm dụng các điều luật hình sự 331 và 117” nên “bị các tổ chức theo dõi nhân quyền của quốc tế đánh giá”.Hơn nữa, Ban Chỉ đạo về Nhân quyền Chính phủ “không có nỗ lực gì về việc cải thiện, bảo vệ thực thi nhân quyền như chức năng cũng như tên gọi của họ”.

“Việc bác bỏ toàn bộ đánh giá và lưu ý của các tổ chức theo dõi nhân quyền quốc tế, và xem họ như là những thế lực thù địch, là hết sức đáng trách, khiến cho Việt Nam tiếp tục bỏ lỡ các cơ hội cải thiện nhân quyền trong nước.”

Vị luật sư này nói rằng, ông thật sự rất bi quan đối với việc thực thi nhân quyền tại Việt Nam trong tương lai gần.

RFA nhắc lại việc một bài viết trên Báo Điện tử Đài tiếng nói Việt Nam vào tháng 4/2022, quy kết các hãng truyền thông hải ngoại như RFA, RFI, VOA… đã lợi dụng việc cơ quan điều tra khởi tố, điều tra các vụ án, đã đăng tải nhiều thông tin bịa đặt, xuyên tạc bản chất vụ việc, chống phá Đảng, nhà nước với các thủ đoạn tinh vi.

RFA dẫn lời nhà báo độc lập Nguyễn Khắc Toàn, nêu quan điểm rằng:

“Công dân trong nước có nhiều nguồn tin chính xác và khả tín, bởi vì thông tin rò rỉ từ trong nội bộ của họ. Sở dĩ nó rò rỉ là do trong nội bộ cũng có những người bất mãn, không bằng lòng với cách quản trị của Đảng và nhà nước nên họ cung cấp tin cho bên ngoài.”

Nhưng nếu đưa ra mà bất lợi cho Đảng thì họ bị chụp cho Điều 117 hoặc Điều 331. Hai điều luật này có thể chụp mũ và bắt bất cứ ai. Hình sự hóa tất cả. Nhà báo Nguyễn Khắc Toàn nói.

Hình: VOV chụp mũ RFA, VOA, RFI… là “thù địch”

Theo RFA, cả hai điều luật 117 và 331, đã bị các tổ chức nhân quyền quốc tế và các chuyên gia của Liên Hiệp Quốc lên tiếng chỉ trích là mù mờ, cần phải được loại bỏ khỏi Bộ luật Hình sự.

Bình luận về thực tế nhân quyền ở Việt Nam, RFA dẫn lời nhà báo Võ Văn Tạo nhận định:

“Những người trong nước như chúng tôi thì thấy rõ ràng là họ (các tổ chức nhân quyền) nói quá đúng, thậm chí họ nói chưa đủ hết về mức độ xâm phạm nhân quyền thô bạo ở Việt Nam. Chiếu theo Điều 19 Công ước quốc tế về Quyền dân sự và chính trị thì thấy rằng, không có quyền nào mà người dân Việt Nam được tôn trọng một cách đầy đủ.”

RFA cho biết, Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị là một Công ước quốc tế do Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc thông qua ngày 16/12/1966, có hiệu lực từ ngày 23/3/1976. Việt Nam gia nhập Công ước này vào ngày 24/9/1982.

Điều 19 Công ước nêu rõ, mọi người đều có quyền giữ quan điểm của mình mà không bị ai can thiệp; mọi người có quyền tự do ngôn luận.

Ý Nhi – Thoibao.de (Tổng hợp)

>>> Trung Quốc lại cho tàu khảo sát xâm phạm lãnh hải Việt Nam

>>> Trung Quốc đang dần siết vòng vây quanh Việt Nam

>>> Đến bao giờ nạn nhân SCB mới nhận lại được tiền của họ?

Tổng thống Ukraine đến Hội nghị G7 và nhận được nhiều sự ủng hộ