Tàn cuộc của màn đấu cung đình

Link Video: https://youtu.be/FLFPVm-_8Q0

Ngày 18/5, blog Trần Đông A trên VOA có bài bình luận “Trung ương 7: Những dấu hiệu tàn cuộc”.

Theo đó, Hội nghị Trung ương 7 diễn ra hai ngày rưỡi qua, được giới phân tích Hà Nội đánh giá là nhạt hơn cả chung kết bóng đá SEA Games 32. Màn diễn cung đình vẫn “tuồng cũ, kép cũ”, vẫn là trận kéo co chia chác lợi quyền trên thượng tầng.

Tác giả nhận xét, trước kỳ họp này, dư luận nói tới 3 “quả bom nổ chậm”: Quyết tâm loại Thủ tướng của ông Tổng; sự phản đòn của phe Thủ tướng; và nội tình lãnh đạo Ba Đình sau Trung ương 7. Bài phát biểu lúc tàn cuộc cho thấy, Ban lãnh đạo Ba Đình đã đạt được thỏa hiệp, đẩy hết trách nhiệm xuống cấp dưới. Nhưng qua khẩu khí của ông Tổng, có thể dự đoán, Đảng vẫn tiếp tục chuẩn bị khởi tranh cho một vòng đấu mới, sắt máu và quyết liệt hơn.

Theo tác giả cho biết, từ trước Tết Nguyên đán Quý Mão đã có nguồn tin cho hay, cả ông Phúc lẫn ông Chính đều đã “được ép” để viết đơn xin từ chức. Nhưng đơn của ông Phúc “ưu tiên” xét trước.

Tác giả phân tích, ông Trọng từng đe nẹt về việc tội phạm tham nhũng có “trốn cũng không được đâu”, hoặc “tay đã nhúng chàm thì tốt nhất xin thôi”. Tầm ngắm của những đe nẹt này, rõ ràng là hướng vào Phạm Minh Chính và Nguyễn Thanh Nhàn. Đồng thời, những thông điệp được nhắc đi nhắc lại nhiều lần ngay trước Hội nghị Trung ương 7 và kỳ họp thứ 7 của Quốc Hội, cũng là sự định hướng công khai cho các Ủy viên Trung ương và Đại biểu Quốc hội, để thi hành đòn quyết định cuối cùng là bỏ phiếu tín nhiệm tại kỳ họp sắp tới.

Hình: Bài trên RFA

Nhưng việc hạ bệ ông Chính lại bị kẹt bởi một số yếu tố. Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio đã mời ông Chính sang dự Hội nghị G7 mở rộng, và làm việc tại Nhật Bản từ ngày 19 đến 21/5. Nếu gạt ông Chính thì e rằng sẽ ảnh hưởng quan hệ ngoại giao.

Hơn nữa, đất nước hiện nay đang lộ rõ tình trạng kiệt quệ, đâu đâu cũng nghe các doanh nghiệp và người dân ca thán về khó khăn chồng chất. Doanh nghiệp không trả được nợ và phải bán cho người nước ngoài. Toàn bộ thể chế lâm vào bất ổn kèm theo những hệ lụy ngoài “tầm với” của Đảng. Chế độ ngày càng lung lay trước quốc nạn tham nhũng, tha hoá quyền lực mang tính hệ thống, người dân mất hết phương hướng và xã hội thì rối loạn.

Chỉ riêng việc Tổng Bí thư ngồi xổm trên điều lệ Đảng, bám ghế suốt ba nhiệm kỳ, thì Tổng Trọng chính là sâu chúa trong bầy sâu, ăn vào lĩnh vực béo bở nhất là tham nhũng quyền bính. Trùm Công an tay kiếm bạo tàn của Đảng thì ăn bò dát vàng giá hàng ngàn đô. Mấy ngày trước đây, truyền thông nhà nước vô tình “tố” Nguyễn Văn Yên, Phó trưởng Ban Nội Chính, đeo đồng hồ tiền tỷ, sau đó đã buộc phải xóa đi.

Theo tác giả, phe Thủ tướng tất nhiên không ngồi yên “chịu trận”. Câu chuyện về Hồ Mẫu Ngoạt, Trợ lý của Nguyễn Phú Trọng từng dậy sóng trên mạng xã hội. mới đây là cú “phản đòn”, đơn tố cáo Chánh Văn phòng Trung ương Đảng Lê Minh Hưng, cánh tay phải thứ hai của Tổng Trọng. Tội trạng của Hưng trong lá đơn được tập thể cán bộ của Ngân hàng Nhà nước đứng tên, cho thấy sự lũng đoạn của nhóm lợi ích được phe Tổng Bí thư “chống lưng”.

Hình: Ông Trọng tự tin về chiến dịch đốt lò

Nhưng khuyết điểm và trách nhiệm của Phạm Minh Chính trong vai trò điều hành Chính phủ thì chất chồng như núi, cộng thêm những dính dáng cá nhân với Nguyễn Thanh Nhàn và các quan chức Quảng Ninh, mà chứng cứ đang trong tay Tô Lâm. Cho nên, có thể lần này, cả Tổng Bí thư lẫn Thủ tướng cũng chưa thể “bung hết chiêu”. Theo giới quan sát trong nước, kể cả ông Hồ Chí Minh có sống dậy chắc cũng khó có thể dàn xếp nội bộ rối như canh hẹ trong lúc này.

Tác giả nhận xét, Nguyễn Phú Trọng và nhóm lợi ích của ông đã thành công trong việc triệt tiêu mọi động lực phát triển kinh tế. Phía sau những “lục đục” nội bộ là cả một “thập kỷ mất mát” của quốc gia, mà mỗi người dân và doanh nghiệp phải gánh chịu. Đảng cũng phải công nhận tất cả là do “bất ổn kinh tế vĩ mô và thể chế”. Quyền lực tuyệt đối bị lợi dụng mang tính hệ thống cho mục đích riêng của các quan chức khi thiếu cơ chế đối trọng và người dân không được giám sát. Đảng Cộng sản dần trở thành tổ chức Mafia của Ý hay Tam Hoàng của Trung Quốc.

Tác giả nêu một nhận xét nữa là, Trung ương 7 họp chưa tới ba ngày là điều bất bình thường. Thời gian hội nghị giữa nhiệm kỳ ở các khóa trước là gấp đôi, gấp ba như thế. Việc trì hoãn bàn chuyện quan trọng nhất là nhân sự, cho thấy, cuộc đấu tranh quyền lực trên thượng tầng Ba Đình đang vào hồi quyết liệt và chưa ngã ngũ.

Hình: Giới quan sát “soi” Hội nghị Trung ương 7”

Ý Nhi – Thoibao.de (Tổng hợp)

>>> Tới lúc nhóm Tây Ninh ra tay, kịch chiến để nắm Chính phủ

>>> Sự tương đồng của Vượng Vin và Cộng sản. Ảo tưởng và không biết lượng sức

>>> Sợ đối mặt Phương Hằng, “Vua Đàm” xuất hiện triệu chứng “xanh mặt”, nhập viện gấp

>>> “Ngoạm” cả nhà vệ sinh và câu chuyện quan tham ăn bẩn

Vòng vây đang siết lại, liệu Thủ Chính có thoát?


Kasse animation 7.8.2023