VinFast và Novaland cột chung một tảng đá. Ai chìm ai nổi?

Ngày 27/3, trên tờ Nikkei Asia có bài viết “VinGroup của Việt Nam chờ đợi sự rõ ràng về Credit Suisse sau khi bị mua lại”. Theo đó, ngân hàng Credit Suisse đã ký hợp đồng cấp vốn cho VinFast và bảo lãnh phát hành cổ phiếu của VinFast trên thị trường chứng khoán Mỹ, đã gặp khủng hoảng trong nhiều tháng qua. Mới đây, ngân hàng này đã bị chủ mới là ngân hàng UBS mua cơ cấu lại. Do đó, cam kết cấp vốn cho VinFast đã ký kết trước đó đang trở nên mong manh hơn bao giờ hết.

Bản tin trên tờ Nikkei Asia

Mới đây, ông Phạm Nhật Vượng đã cho hoãn việc xây nhà máy sản xuất ô tô VinFast tại Mỹ, lùi sang năm 2025, cũng có cùng nguyên nhân. VinFast Việt Nam hiện đang là chúa chổm, với số nợ lên đến 8,8 tỷ đô la và đã đốt hết 4,7 tỷ đô la. Vì vậy, việc đầu tư cho VinFast là một rủi ro, không biết chủ ngân hàng mới có tiếp tục hợp đồng của chủ cũ không, hay họ sẽ xem xét lại? Trong tình hình chủ mới tái cơ cấu, những hợp đồng cho vay có rủi ro cao sẽ là thứ họ ưu tiên phải xem xét.

Ngoài VinFast, ngân hàng Credit Suisse còn có những hợp đồng cấp vốn cho Novaland của ông Bùi Thành Nhơn. Mà Novaland của ông Bùi Thành Nhơn đang có tình trạng sức khỏe tài chính rất yếu. Những khoản đã cho Novaland vay, khó có thể hoàn trả đúng hạn, và nó có nguy cơ biến thành nợ xấu.

Ngân hàng Credit Suisse thì đang phải tái cơ cấu, siết tín dụng. Xem ra, cả VinFast và Novaland hiện nay không dễ dàng gì, khi họ phải dựa vào ngân hàng rất yếu này. Tất nhiên, cả VinFast và Novaland đang tìm kiếm ngân hàng khác thay thế, nhưng xem ra không dễ. Sự lung lay của Credit Suisse có thể kéo cả VinFast lẫn Novaland chìm theo.

Novaland cũng đang trông cậy nguồn vốn từ Credit Suisse

Hiện nay, giữa VinFast và Novaland, ai chìm ai nổi vẫn chưa biết, chỉ biết, cả hai đều đang lênh đênh vô định. Vẫn chưa thấy VinFast tìm ra ngân hàng nào để thay thế Credit Suisse, và cả Novaland cũng thế. Theo thông tin chứng khoán, vài ngày trở lại đây, cổ phiếu Novaland đang dần hồi phục. Tuy nhiên, sức khỏe tài chính của Novaland có thực sự hồi phục hay không, thì vẫn đang chờ thời gian trả lời. Novaland đang tái cơ cấu, chưa biết tái cơ cấu để phát triển hay tái cơ cấu để rồi sụm luôn.

Nguồn thu chính của Novaland và VinGroup đều là bất động sản. Bất động sản phải khởi sắc, thì các nhà cấp vốn mới xem xét, còn nếu cứ như thế này, thì nguồn thu ở đâu để các đại gia này có thể trả lãi và gốc vay?

Cả hai đại gia này hiện nay đang xoay xở để tồn tại, nghĩa là, con tàu của họ đang chống chìm, chứ không thể tính bài toán lướt nhanh trên mặt biển.

Thị trường bất động sản Việt Nam đã quá méo mó. Hiện nay, nhà 3 tỷ đã khó kiếm, nói gì đến nhà dưới 1 tỷ. Thực sự không ai có thể làm nổi dự án nhà ở xã hội, vì giá nhà đất đã bị đẩy đi quá xa. Tuy nhiên, dù cho Bộ Xây dựng muốn làm 1 triệu căn nhà ở xã hội, nhưng chưa thực hiện, thì đã thấy nó bất khả thi. Mảng nhà giá rẻ thì tuyệt chủng, mảng nhà trung và cao cấp thì bỏ hoang rất nhiều. Cả Vinhomes và Novaland cũng điều tập trung vào phân khúc nhà trung và cao cấp. Hai mảng này, theo dự đoán của một số chuyên gia, thì có thể đến năm 2025 mới có thể hồi phục. Mà đợi đến khi đó, thì e là cả Vinhomes và Novaland cầm cự không nổi.

Lối thoát nào cho 2 đại gia này thì vẫn chưa thấy. Không biết Vinhomes hiện nay có nuôi nổi bản thân nó nữa hay không, thì nói gì đến chuyện nuôi thêm đứa em VinFast hiện đang đốt tiền như đốt rơm đốt rạ.

Kinh tế Việt Nam đang nằm trong tay ông Thủ tướng yếu kém, xem ra, các doanh nghiệp cũng tự bươn chải để cứu mạng cho mình, còn hơn là đợi Chính phủ ra chính sách. Nếu Chính phủ vẫn điều hành nền kinh tế như năm 2022, nếu thị trường bất động sản vẫn tiếp tục vào chu kỳ “băng hà”, thì chuyện 2 đại gia cột chung tảng đá này chìm chung là hoàn toàn có thể.

Thu Phương – Thoibao.de (Tổng hợp)

 

Kasse animation 7.8.2023