Cách dùng người của ông Tổng: Dùng thỏ hơn dùng beo

Hai con hổ không thể ở chung một vùng. Đó là điều ai cũng có thể nhìn thấy. Vì thế người ta mới dùng từ “ngọa hổ tàng long” để chỉ vùng đất mà có hổ ẩn nấp, có rồng ẩn mình. Người khôn ngoan là ẩn nấp không ra mặt, đến khi chắc thắng thì ra mặt giật cờ phất cao.

Cách dùng người của ông Nguyễn Phú Trọng có phần tính toán thâm sâu và “hiểm ác”. Ông Nguyễn Phú Trọng đã từng dùng mồi là chức Ủy viên Bộ Chính trị để nhử con hổ dữ Nguyễn Bá Thanh rời khỏi lãnh địa Đà Nẵng, để ra Hà Nội thử thách. Dù trong tay đã có Vương Đình Huệ, nhưng Vương Đình Huệ tính “thỏ đế”, không dám làm mạnh tay với đối thủ của mình.

Ông Nguyễn Phú Trọng dùng rất hao tướng hùng

Giai đọan 2011 – 2013, ông Nguyễn Phú Trọng yếu thế hơn so với ông Nguyễn Tấn Dũng. Ông Trọng cần dũng tướng để thử sức xem đối thủ của ông mạnh tới đâu và ông đã chọn Nguyễn Bá Thanh. Kết quả, ông Nguyễn Bá Thanh phải nhận hậu quả ra sao thì đã quá rõ. Ông Nguyễn Bá Thanh dám nói dám làm, đúng phong thái dũng tướng, nhưng cuối cùng chỉ là con tốt thí cho ông Nguyễn Phú Trọng. Ông Vương Đình Huệ là “thỏ đế” nhưng lại sống sót.

Ở khía cạnh khác, có người nhận xét với Thoibao.de rằng, nếu ông Nguyễn Bá Thanh không mất mạng, mà là trở thành tướng tiên phong trong tay ông Nguyễn Phú Trọng, thì lúc đó, ông Nguyễn Phú Trọng càng lo hơn. Khi dùng những thuộc hạ “thỏ đế” hoặc hiền lành dễ bảo, thì quyền lực của ông Nguyễn Phú Trọng mới có thể được đảm bảo vững bền hơn.

Hầu hết những người có công của các vua chúa lập quốc thời phong kiến điều bị diệt sau khi thâu tóm được giang sơn. Hán Cao Tổ Lưu Bang sau khi thu giang sơn về một mối đã tìm cách loại bỏ Hàn Tín, người đã giúp Lưu Bang thâu tóm tất cả. Và nhiều ví dụ khác trong lịch sử. Nếu Nguyễn Bá Thanh không chết, giờ đây, có thể ông Thanh đã phủ bóng lớn lên trên ông Nguyễn Phú Trọng.

Dụng người như dụng mộc, là thanh củi hay thanh gỗ tùy theo lợi ích của người dùng. Thà để cho những Vương Đình Huệ, những Võ Văn Thưởng và Trương Thị Mai ở dưới trướng thì ông Trọng dễ điều khiển, hơn là dùng một ông võ tướng không sợ trời không sợ đất như Nguyễn Bá Thanh. Khi Nguyễn Bá Thanh có quyền lực lớn, ông Trọng không thể không bất an.

Hiện nay, những người được ông Trọng tin cẩn nhất đều là những người nhu nhược dễ bảo. Vương Đình Huệ, Võ Văn Thưởng và Trương Thị Mai đều được hưởng nhiều ưu ái hơn so với Tô Lâm – người tả xung hữu đột để bắt người, kể cả ra nước ngoài bắt cóc người mang về theo ý ông Nguyễn Phú Trọng. Không biết ông Tô Lâm suy nghĩ sao về sự bất công trong cách dùng người của ông Nguyễn Phú Trọng?

Ông Phạm Minh Chính thuộc loại “ngọa hổ tàng long”. Khi đang là Trưởng ban Tổ chức Trung ương, ông Chính rất ngoan ngoãn, nhưng khi chớp cơ hội nắm được chức Thủ tướng, thì ông Chính không còn ngoan ngoãn dễ bảo nữa. Nếu dùng loại người có chút mạnh mẽ làm thuộc hạ e là ông Trọng sẽ hao tổn năng lượng để đối phó với những con người này.

Trong tứ trụ hiện nay có 3 trụ 1 phe. Trong phe 3 trụ đó, ông Nguyễn Phú Trọng đều dễ dàng sai khiến hai trụ kia. Nếu lập nên trụ Thủ tướng cũng là mẫu người “dạ vâng” như hai trụ đấy, thì xem như ông Nguyễn Phú Trọng hoàn toàn kiểm soát tứ trụ.

Bà Trương Thị Mai không có uy, nhưng bà Mai mang lời nói của ông Nguyễn Phú Trọng, rồi “thét vào mặt” những cấp dưới, thì những người này không thể không sợ. Những người nhu nhược được bố trí ghế cao hoàn toàn có thể kiểm soát được cấp dưới, nhờ mang cái hung của ông Trùm. Giả sử ông Nguyễn Bá Thanh hoặc ông Đinh Văn Nơi mà ngồi vào ghế của bà Trương Thị Mai hiện nay thì sao? Họ có thể làm cho cấp dưới sợ và làm cho ông Tổng sợ. Đấy là lý do mà dũng tướng làm được việc, không sợ đất, không sợ trời, thường không thể leo cao là vậy.

Thu Phương -Thoibao.de (Tổng hợp)

 

 

Kasse animation 7.8.2023